Vì sao nói "triều đỏ" là một kiểu ô nhiễm của biển?

Tháng 6 năm 1957 trên biển ả Rập, một tàu chở hàng của Liên Xô (cũ) đang đi về phía trước, đột nhiên rung chuyển giống như tàu đụng phải một vật lớn gì đó. Thuyền trưởng lập tức chạy lên phía mũi tàu xem xét. Điều làm cho anh ta ngạc nhiên là nước biển vốn màu xanh biến thành màu đỏ nâu, trong đó có rất nhiều vật loá lên màu ánh bạc. Không biết bắt đầu từ khi nào con tàu đã đi vào trong một đám cá chết dày đặc. Vì sao như thế? Nguyên là nước biển ở đây đã hình thành "triều đỏ" đáng sợ !

"Triều đỏ" được hình thành như thế nào? Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chủ yếu phát sinh ra "triều đỏ" là nước biển bị ô nhiễm. Mọi người đều biết, khi các chất độc lẫn vào nước biển sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây tổn thương và giết hại các loài động, thực vật sống dưới biển. Nhưng trong nước thải đổ ra biển thực ra không phải tất cả đều là những chất độc hại mà trong đó có một số chất dinh dưỡng như nitơ, phôtpho, cacbon, v.v... rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển cho các loài thực vật. Nếu những chất muối dinh dưỡng này quá giàu sẽ đưa lại nhiều phiền phức.

Khi gặp môi trường thích hợp như mưa lớn khiến cho độ mặn nước biển giảm thấp, nhiệt độ nước thuận lợi, không có gió thổi, cộng thêm một lượng lớn nước ô nhiễm công nghiệp và nước sinh hoạt đổ vào biển thì các chất muối dinh dưỡng trong nước biển như phôtpho, nitơ, v.v... và các nguyên tố vi lượng như sắt, măngan và một số chất hữu cơ tăng lên nhanh chóng, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng nước biển giàu dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng quá nhiều khiến cho các loài tảo và các trùng lông mao phát triển nhanh chóng. Một tế bào trùng lông mao sau 25 lần phân chia sẽ sản sinh ra khoảng 33 triệu con trùng khác. Trong một giọt nước có thể nuôi 6.000 con. Cứ như thế, các sinh vật "triều đỏ" sẽ sinh sôi bột phát. Sau khi một lượng lớn sinh vật "triều đỏ" chết đi sẽ nhuộm đỏ cả một vùng biển.

Trước khi xảy ra "triều đỏ" cá thường chết hàng loạt. Đó là vì sau khi các sinh vật phù du chết với một lượng lớn đã phân giải và tiêu hao rất nhiều oxi hoà tan trong nước biển. Khi oxi giảm thấp làm cho cá, tôm, ốc chết ngạt. Ngoài ra, một số sinh vật của "triều đỏ" như trùng lông mao sẽ phóng ra nhiều chất độc trong nước làm cho cá và các loài sinh vật khác ngộ độc, cuối cùng bị chết.

Thực nghiệm của các nhà khoa học chứng tỏ: các chất độc của trùng lông mao xuất hiện trong "triều đỏ" rất dễ tích tụ trong cơ thể cua và ốc. Khi con người ăn phải những loài vật đã tích tụ nhiều chất độc đó rất dễ bị ngộ độc. Điều đáng sợ là những sinh vật bị "triều đỏ" ô nhiễm chứa nhiều độc tố, trong đó có những loài độc tố độc hơn 80 lần so với nọc độc rắn đeo kính. Con người ăn nhầm phải thực phẩm hải sản đó, nhẹ thì nôn oẹ, đau bụng nặng thì sẽ tử vong.

Các sinh vật của "triều đỏ" sau khi tiêu hao hết oxi tan trong nước biển, biển sẽ mất đi khả năng tự làm sạch cục bộ. Lúc đó nếu tiếp tục thải các chất ô nhiễm ra biển sẽ khiến cho khu vực biển đó ô nhiễm càng nặng hơn. Cứ thế tuần hoàn tăng lên cuối cùng sẽ phá hoại tài nguyên sinh vật biển. Vì vậy có thể thấy "triều đỏ" cũng là một kiểu ô nhiễm môi trường biển rất nghiêm trọng.

Từ khoá: "Triều đỏ"; Ô nhiễn biển; Giàu dinh dưỡng.

Vì sao băng keo dán ép chỉ cần ép mạnh là bám chặt?

Nói đến “keo dán ép” nghe hơi lạ tai. Nhưng thực ra nó rất quen thuộc với chúng ta.

Tại sao phải nghiên cứu chế tạo ra người máy điện nguyên tử?

Thập niên 70 của thế kỉ XX, do liên tiếp xảy ra hai vụ sự cố điện nguyên tử, cho nên khi người ta nói tới cụm từ năng lượng điện nguyên tử thì không...

Trên Hoả Tinh có sông đào không?

Năm 1877 kỹ thuật quan trắc thiên văn đã có nhiều tiến bộ. Đó cũng là năm Hoả Tinh gần Trái Đất nhất, gọi là năm "đại xung".

Vì sao khi Trái Đất gần Mặt Trời nhất thì Trung Quốc lại là mùa đông?

Chúng ta đều có kinh nghiệm: khi ta càng gần lò lửa thì cảm thấy nóng và sẽ càng lúc càng nóng, khi xa lò lửa cảm thấy nhiệt lượng ít và càng ngày...

Buôn bán nô lệ có từ khi nào?

Buôn bán nô lệ là màn khởi xướng của người Bồ Đào Nha. Khi đó bọn thực dân châu Âu xây dựng rất nhiều trang trại và các mỏ vàng ở châu Mỹ để khai thác...

Vì sao không nên dùng nhiều phân hóa học?

Nông dân bón phân hóa học là để tăng thêm chất dinh dưỡng cho hoa màu, mong thu được nhiều nông sản. Nhưng lượng dùng phân hóa học phải thích hợp,...

Hộp thư thoại có đúng là đưa tiếng nói vào hộp thư không?

Bạn đã nghe thấy chuyện thế này chưa? Gửi thư không cần phong bì tem và thùng thư, "thư từ" không cần dùng tay viết ra giấy, chỉ cần nói ra nội dung...

Tại sao cây xương rồng lại có nhiều thịt và gai?

Tổ tiên của loài cây xương rồng là ở Nam Mỹ và Mêhicô, chúng sống ở môi trường cực kì khắc nghiệt, khô hạn, thiếu nước, thiếu mưa, đầy cát, khí hậu...

Tiếng hát từ sa mạc do đâu?

Cách đây 1.200 năm, nhiều văn bản của Trung Quốc đã tường thuật về những âm thanh quái lạ được phát ra từ sa mạc Gobihoang vắng mênh mông của xứ Mông...