Tại sao cây ngân hạnh ra hoa nhiều nhưng kết quả lại ít?

Cây ngân hạnh là một loại cây ăn quả rụng lá thuộc họ tường vi, ở Trung Quốc có lịch sử nuôi trồng lâu đời. Cây ngân hạnh thường ra hoa vào đầu xuân, xa xa ngắm nhìn như biển mây, khiến mọi người say sưa (hứng thú) chiêm ngưỡng. Vì vậy dân gian lưu truyền rất nhiều câu thơ tán dương cái đẹp của nó: “Sắc xuân đầy vườn giữ không nổi. Một cành hồng hạnh nhú khỏi tường”.

Mầm của cây ngân hạnh phân ra làm hai loại mầm hoa và mầm lá, mầm không hỗn hợp, có lúc nhiều mầm cùng ra và trở thành mầm kép. Trong mầm kép nói chung có 2 – 3 mầm hoa, ở điều kiện thích hợp cũng có thể hình thành 4 – 5 mầm hoa. Mầm hoa của cây ngân hạnh thường nở một bông hoa, nhưng do số lượng mầm kép của cành kết quả nhiều vì vậy lượng hoa nở cũng nhiều.

Điều đáng tiếc là cây ngân hạnh nở hoa rất nhiều, nhưng kết quả lại ít. Tại sao vậy? Nguyên nhân rất nhiều, có thể qui lại mấy điểm dưới đây.

Trước tiên xét về chức năng sinh lí của cây ngân hạnh, rất nhiều giống cây ngân hạnh phổ biến tồn tại hiện tượng thoái hóa nhụy đực, phát dục không hoàn chỉnh, hoa đã thoái hóa thường không thể thụ phấn, thụ tinh, vì vậy không thể kết quả. Theo nghiên cứu, nguyên nhân xảy ra sự thoái hóa, một là điều kiện dinh dưỡng không tốt, hai là cũng có liên quan nhất định tới đặc tính của giống cây. Ví dụ như hạnh thông thường có hoa thoái hóa khá nhiều, còn hạnh mạch hoàng và hạnh lâu qua, hoa thoái hóa khá ít.

Thứ hai, cây ngân hạnh mặc dù chịu lạnh, chịu khô, nhưng lại cần nhiều ánh sáng. Nếu ánh sáng không đủ, thường xuất hiện hiện tượng cành lá mọc loạn, hoa thoái hóa tăng. Theo điều tra, những cây ngân hạnh sống ở dưới những tán cây tùng che mất ánh sáng thì số lượng cây thoái hóa hoa đạt tới 43,6%, nhiều hơn 29% so với những cây sống ở nơi rộng, thoáng ánh sáng Mặt Trời chiếu tốt.

Thêm nữa, cây ngân hạnh thuộc loài cây ăn quả, loại quả có hạt, cần sự thụ phấn của hoa khác, tỉ lệ kết quả thụ phấn từ hoa không cao. Nếu một cây ngân hạnh đơn độc sống trong vườn thì tình trạng kết quả rấtf ít.

Thế nào là "thực phẩm xanh"?

Thập kỉ 60 của thế kỉ XX nền nông nghiệp thế giới đã phát sinh một cuộc cách mạng kĩ thuật. Phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh...

Tuổi thọ có liên quan với môi trường không?

Các nhà sinh vật học phát hiện, nói chung tuổi thọ của sinh vật gấp 8 - 10 lần thời gian giới tính thành thục, chín muồi. Nếu căn cứ theo thời gian...

Tại sao trên máy bay phải lắp đèn hiệu?

Ở các ngã tư giao thông, người ta thường đặt đèn xanh đèn đỏ, ai ai cũng nhận thấy rõ ràng. Xe cộ và người đi bộ đều tự giác tuân thủ nguyên tắc "đèn...

Tại sao trong tiếng Nhật lại có nhiều chữ Hán đến như thế?

Nhật Bản là một nước láng giềng của Trung Quốc, trong thời cổ đại nước này đã có nhiều mối quan hệ trao đổi với Trung Quốc.

Vì sao đồ dùng bằng chất dẻo bị cứng lại khi mùa đông đến?

Chất dẻo có một "tính xấu" là bị cứng lại khi mùa đông đến, khi ấm lên lại mềm trở lại? Vì sao vậy?

Vì sao có thể phá sương mù bằng phương pháp nhân tạo?

Sương mù là do những giọt nước hoặc tinh thể băng trôi nổi trong không khí mà thành. Khi có mù sẽ cản trở tầm nhìn, do đó những vật xa nhìn không rõ,...

Thế nào là “dự đoán”?

Nói đến toán học là nói đến cái gì đó thận trọng, chính xác. Các kiến thức đưa vào sách toán đều phải trải qua các chứng minh chặt chẽ, chính xác...

Vì sao nhà vua không đủ lúa để thưởng cho thuật sĩ?

Truyền thuyết xưa kể lại rằng: Có một thuật sĩ đã phát minh cho quốc vương nọ một bàn cờ và cách chơi cờ hết sức lí thú. Nhà vua muốn thưởng cho thuật...

Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không?

Nhắc đến tôm he, không ít người cho rằng tôm he đực và tôm he cái sống với nhau, gắn bó như hình với bóng, giống như đôi uyên ương vậy, cho nên nó có tên gọi khác là tôm đôi. Thực tế đây là một sự hiểu nhầm.