Rau chuyển đổi gien là gì?

Trong bữa ăn của chúng ta rau là một trong những món chính như rau muống, rau cải, rau cần, củ cải... hơn nữa mùi vị khác nhau, năm nào cũng như vậy không có sự thay đổi nào. Đó là kết quả của sự di truyền sinh vật.

Chúng ta biết rằng, tính di truyền của sinh vật là do các gien trong cơ thể nó quyết định. Gien có trong nhiễm sắc thể của nhân tế bào, nhiễm sắc thể do hai chất: protein và axit deoxyribonucleic (hay còn gọi là ADN) tạo thành. Mà gien chính là những lớp có khả năng di truyền trên các chuỗi liên kết phân tử deoxyribonucleic, trong đó có chứa rất nhiều tin tức di truyền. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật tiên tiến, con người đã có thể nhờ những phương pháp nhất định, tiến hành việc cắt gien của sinh vật – ADN, rồi chuyển vào một sinh vật khác và cũng được biểu đạt như vậy, đây chính là kết quả cấy gien. Con người sử dụng kĩ thuật cấy gien tạo ra những sản phẩm rau xanh mới gọi là rau chuyển đổi gien.

Lúc đầu, con người dùng kĩ thuật gien chỉ là để thay đổi tình trạng của thực vật và nâng cao chất lượng của nó, như tăng cường khả năng kháng bệnh, phòng côn trùng, đề kháng với thuốc trừ sâu của thực vật và cả tăng thành phần dinh dưỡng của các phần tử có thể ăn được của cây trồng. Về sau, phát triển sử dụng cây chuyển đổi gien làm công cụ trung gian, hợp thành chất anbumin có giá trị trong công nghiệp và lâm sàng mà con người cần, dần dần hình thành một phương thức nông nghiệp mô hình mới gọi là “nông nghiệp phân tử”. Cũng có thể nói, sử dụng kĩ thuật chuyển đổi gien, coi thực vật là một “phân xưởng sản xuất” sản xuất ra vacxin hoặc chất anbumin công năng phòng bệnh, từ đó thông qua phương thức nuôi trồng trên diện rộng để thu được những loại vacxin phòng bệnh thực vật với giá thành rẻ. Như vậy những biện pháp tiêm thuốc, uống thuốc để con người tăng khả năng miễn dịch trước đây đã chuyển thành ăn rau xanh.

Hiện nay, trên thế giới, các nhà khoa học ở một số nước đang ra sức nghiên cứu lĩnh vực này và đạt được những thành công to lớn. Nhà sinh vật tế bào học của Mỹ đã dùng loại trực khuẩn nông nghiệp trong đất chuyển chuỗi gien tính B không độc của độc tố dịch tả vào trong tế bào cỏ linh lăng, sau đó nuôi thành cây giống, rồi trồng vào ruộng sản sinh ra vacxin dịch tả. Sau khi người ăn lâu dài loại cỏ linh lăng này, sẽ có hiệu quả miễn dịch hữu hiệu đối với bệnh dịch tả. Viêm gan B (HB) là một loại bệnh truyền nhiễm đường máu, đến nay nhân loại vẫn chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu, chỉ có thể nhờ tiêm vacxin viêm gan B để phòng bệnh, nhưng giá của loại vacxin lại khá cao khiến cho người bệnh khó chấp nhận nổi. Điều khiến mọi người vui mừng là các nhà khoa học đã biểu đạt thành công vacxin kháng nguyên bề ngoài viêm gan B trong cây thuốc lá chuyển đổi gien, hiện nay người ta thí nghiệm cả trên loại cây rau diếp (tactuca sativa), dự tính tạo ra loại “vacxin viêm gan B sers”, dự tính trước năm 2000 đạt được giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Tại Đại học Oasinhtơn của Mỹ còn dùng cây củ cải tạo ra vacxin ăn được chuyển đổi gien. Trung Quốc cũng đã bắt đầu nghiên cứu và khai thác loại “vacxin ăn được này”. Chúng ta tin rằng trong tương lai không xa, trên bàn ăn của bạn sẽ xuất hiện không chỉ là những món rau thông thường mà còn là “những món rau công trình” có chứa loại vacxin ăn được.

Vì sao khí quyển có hiện tượng “triều”?

Những người sống ở vùng ven biển đều biết rằng, nước biển trong một ngày có lúc dâng lên có lúc hạ xuống. Hiện tượng mực nước biển lên xuống này là do...

Sự cố rò rỉ hạt nhân có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Sau khi phát sinh sự cố rò rỉ hạt nhân, phần lớn các nguyên tố hạt nhân phóng xạ sẽ khuếch tán vào môi trường, trực tiếp uy hiếp an toàn tính mạng của...

10 hòn đảo lớn nhất thế giới

1. Greenland, Bắc Đại Tây Dương (Đan Mạch) 2.

Trên Trái Đất hạt giống gì nhỏ nhất và hạt gì lớn nhất?

Hạt giống của thực vật gì nhỏ nhất? Mọi người thông thường nói là hạt vừng, vì người ta thường ví nhỏ như hạt vừng. Thực ra còn nhiều hạt nhỏ hơn hạt...

Vì sao tắm nắng nhiều có hại cho cơ thể?

Cuộc sống con người liên quan mật thiết với ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại trong ánh nắng có thể giết chết các loại vi khuẩn, ngăn ngừa nhiều bệnh...

Vì sao mặt những tấm phù điêu đá cẩm thạch ở Cố Cung lại xuất hiện vết rạn?

Trong sân Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh có rất nhiều bức phù điêu bằng đá cẩm thạch và đá bạch ngọc. Chúng biểu trưng cho tinh hoa kiến trúc cổ Trung...

Vì sao phương pháp thay thế dần ngày càng tỏ ra quan trọng?

Thế nào là phương pháp thay thế dần? Trước hết ta giải phương trình x2= 2. Thế chẳng phải nghiệm của phương trình là √2 sao? Không sai.

Có phải loài người và loài khỉ có cùng "dòng họ"?

Xét về hình dáng bên ngoài thì loài khỉ có rất nhiều nét giống với con người. Chỉ cẩn xét đôi bàn tay của khỉ cũng đủ thấy rõ -nó chẳng khác tay người...

Gấu có gì khác với gấu người?

"Chỉ có anh hùng đuổi hổ báo, chứ không có hào kiệt sợ gấu, sợ gấu người". Gấu và gấu người được đề cập trong hai câu thơ này, rốt cuộc có sự khác...