Tại sao ở vùng núi có nhiều loại thực vật hơn ở đồng bằng?

Các nhà thực vật học hay những người hái thuốc, thường thích đến những vùng núi, bởi lẽ, cây cỏ thực vật ở đây nhiều hơn hẳn dưới đồng bằng? Tại sao lại thế?

Thông thường, những nơi núi non trùng điệp, thâm sơn cùng cốc, địa hình khúc khuỷnh sẽ khiến khí hậu nơi đó có những biến đổi lớn. Ví dụ, khí hậu ở vùng chân núi và trên đỉnh núi là hoàn toàn khác nhau. Ở trên núi thì mưa và mù nhiều hơn ở dưới núi, ánh nắng cũng chói chang hơn. Vì thế mà, các loài thực vật ở trên núi và dưới núi cũng khác nhau rất nhiều, mỗi độ cao khác nhau thì lại phân bố những loài thực vật khác nhau.

Nếu bạn có dịp đi thăm quan núi Nga Mi ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngay ở chân núi với độ cao 500-1500 m so với mực nước biển, nhờ khí hậu bốn mùa ẩm ướt, nên cây cối ở đây đều thuộc họ cây long não, quanh năm xanh tốt. Nhưng khi lên đến độ cao 1700-2000 m so với mực nước biển, bạn sẽ phát hiện có rất nhiều cây Thích. Những cây này thường rụng lá vào mùa đông để chống chịu với cái lạnh đấy. Từ độ cao 2000 m lên đến đỉnh núi, chỗ nào cũng chỉ thấy một màu xanh sẫm của Linh sam, là loài cây lá kim xanh quanh năm. Những cây này không sợ lạnh, dù có là gió tuyết mùa đông trên núi cao cũng vẫn có thể chịu đựng được. Cả một vùng này, vào tháng 5, tháng 6 hằng năm, là một dải các loại hoa đỗ quyên khoe sắc, cả ngọn núi trông tựa như đám mây ngũ sắc, đẹp vô cùng.

Theo thống kê, trên núi Nga Mi có trên 3000 loài cây cối hoa cỏ, chỉ tính riêng cây thuốc cũng đã trên 1000 loại. Trong khi đó ở dưới đồng bằng chỉ đến hàng trăm loại.

Nguyên nhân là ở đồng bằng, khí hậu cũng tương đối thuần nhất nên các loài thực vật ở đây ít hơn rất nhiều. Những loài đã thích nghi với khí hậu lạnh giá, thích nghi với cuộc sống trên núi cao như linh sam, hoa đỗ quyên và một vài cây thuốc như hoàng liên, dù có miễn cưỡng đem xuống đồng bằng trồng thì khí hậu nơi đây cũng làm cây không thể sinh trưởng tốt được.

Thêm một lí do nữa, các loài thực vật ở Trung Quốc phong phú là còn có nguyên nhân từ kỉ thứ tư của lịch sử địa chất, khi Bắc bán cầu bị bao phủ bởi lớp băng, những vùng không có hoặc có ít núi (như châu Âu), rất nhiều loài thực vật đã bị huỷ diệt. Trong khi đó, nhờ địa hình nhiều núi, ở mức độ nào đó núi có tác dụng ngăn trở băng, khiến cho các loài thực vật quý có thể tồn tại đến ngày nay, nổi tiếng có thuỷ sam, ngân hạnh, ngân sam, đỗ trọng,.. Đến nay, chỉ tính riêng cây gỗ ở Trung Quốc đã có hơn 2000 loài, trong khi đó, ở châu Âu có chưa tới 200 loài.

Sạt núi xảy ra như thế nào?

Vùng Long Lăng tỉnh Vân Nam Trung Quốc từng liên tục xảy ra hai lần động đất mạnh với cấp 7,5 và 7,6 độ Richte. Động đất khiến cho một vùng núi trong...

Vì sao chỉ có con người biết nói?

Trong khi khỉ có thể hiểu được những quy luật cơ bản về từ, chúng lại không thể nắm được các quy luật phức tạp hơn trong các cấu trúc ngữ pháp. Chỉ có...

Làm thế nào để rút các khoáng chất trong nước biển ra?

Nước biển màu xanh nên có tên gọi đẹp là "Kho báu màu xanh". Theo tính toán, trong nước biển chứa 17 triệu tỉ tấn natri, 2,1 triệu tỉ tấn magie, 60...

Các hằng tinh có phải vĩnh viễn tồn tại không?

Các ngôi sao năm này qua năm khác toả sáng, tựa hồ như mãi mãi không thay đổi. Hằng tinh có thật là mãi mãi bất biến không? Không phải như thế! Hằng...

Tầng khí quyển dày bao nhiêu?

Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất, càng lên cao thì mật độ càng thưa loãng, và tiến dần vào trong không gian Vũ Trụ.

Điện thoại nhìn được và điện thoại truyền hình là một chăng?

Nói tới điện thoại truyền hình, có thể bạn sẽ đoán nó là đời sau của sự kết hợp giữa ti vi và máy điện thoại. Sự ra đời của điện thoại truyền hình...

Tại sao nước mắt lại mặn?

Nước mắt mặn là vì nó chứa muối. Ngoài muối, nước mắt còn chứa các hóa chất hữu cơ và vô cơ như lipid, lysozyme, mucin, lactoferrin và enzyme.

Tại sao máy bay thường được sơn màu trắng?

Không phải tất cả nhưng đa số máy bay được sơn màu trắng, vì sao lại như vậy? Màu trắng tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế nó đem lại khá nhiều lợi ích cho hãng bay.

Vì sao tháng 2 thông thường chỉ có 28 ngày?

Tháng của dương lịch chia thành tháng đủ và tháng thiếu, tháng đủ 31 ngày, tháng thiếu 30 ngày. Duy chỉ có tháng 2 là 28 ngày.