Tại sao có một số cây ăn quả rụng lá một năm ra hoa hai lần?

Những cây ăn quả xanh quanh năm vùng nhiệt đới mà mọi người đều quen thuộc như đào hương, lựu, vải, một năm có thể ra hoa mấy lần. Nhưng những cây ăn quả rụng lá như cây đào, cây lê, cây mơ mỗi năm chỉ ra hoa một lần, thường mùa xuân ra hoa rồi ra lá, xuân hè kết quả, mùa thu rụng lá, mùa đông ngủ. Nhưng có một năm chúng lại trái với qui luật này, vào mùa thu hoặc mùa đông lại ra hoa thêm một lần nữa, xuất hiện hiện tượng một năm hai lần ra hoa. Tại sao cây ăn quả rụng lá như cây đào, cây lê, cây hạnh nhân... có thể một năm ra hoa hai lần?

Mầm hoa và mầm lá của cây ăn quả hình thành cách năm. Trong điều kiện khí hậu bình thường, mùa xuân cây đồng thời ra hoa, ra lá, sẽ hình thành mầm hoa và mầm lá của năm tới, làm cơ sở cho việc ra hoa kết quả năm sau. Nếu năm đó do quản lí không tốt hoặc bị côn trùng ăn lá làm hại, hoặc do thời tiết khí hậu khô hạn dẫn đến lá cây ăn quả rụng sớm (thời kì lá rụng bất thường) khiến cho một bộ phận mầm hoa và mầm lá đáng nhẽ phải nở năm đó nhưng vẫn tiếp tục ngủ, khí hậu sau khi lá rụng còn rất cao, hoạt động sức sống của cây ăn quả còn thịnh vượng, dồi dào lại khiến cho mầm hoa, mầm lá ngủ lần nữa nở hoa, vì vậy xuất hiện hiện tượng một năm ra hoa hai lần. Bên cạnh đó, mầm hoa, mầm lá của một số cây ăn quả hình thành năm đó, sau khi trải qua thời kì lá rụng, sẽ nghỉ ngơi, nếu gặp nhiệt độ mùa đông đột ngột chuyển ấm (tiểu dương xuân), một bộ phận mầm hoa lá năm đó nở sớm hơn, cũng gây hiện tượng hai lần ra hoa. Nhưng số lượng hoa nở sớm sẽ không nhiều, thời gian cũng không dài.

Đó là do hoa nở lần thứ hai, do khí hậu mùa đông chuyển ấm, có ảnh hưởng nhất định đối với việc ra hoa bình thường của cây ăn quả năm sau.

Đối với đa số cây ăn quả mà nói, phải tăng cường chăm bón tránh cho ra hoa lần thứ hai để đạt hiệu quả ổn định sản lượng. Mà chúng ta nắm vững qui luật sinh trưởng phát dục của cây ăn quả, có thể sử dụng đặc tính ra hoa hai lần của cây ăn quả khiến cho mỗi năm kết quả hai lần, tăng sản lượng năm đó. Hiện nay, sử dụng phương pháp sinh sản hai lần của việc ra hoa kết quả hai lần đối với cây ăn quả nhỏ.

Vì sao ở Nam cực và Bắc cực nửa năm là ban ngày, nửa năm là ban đêm?

Trái đất mà ta sống khi quay quanh Mặt Trời nghiêng với quỹ đạo một góc. Góc nghiêng giữa trục Trái Đất với quỹ đạo quay quanh Mặt Trời là 66,50.

Vì sao đèn nêông có nhiều màu?

Vào ban đêm ở các thành phố, đô thị, nhà nhà đã lên đèn. Nào là đèn sáng trắng, đèn ánh sáng ban ngày, đèn ánh sáng cầu vồng nhiều màu, khoe sắc lung...

Vì sao biến tinh Zaofu được gọi là "thước đo trời"?

Năm 1784 Kutelik, nhà thiên văn nghiệp dư câm điếc người Anh lần đầu tiên phát hiện độ sáng của sao "Tiên Vương δ" liên tục biển đổi. Quan sát sâu...

Vì sao xuất hiện cầu vồng trên bầu trời?

Sau cơn mưa mùa hè mây đen tan hết, Mặt Trời hiện ra và trên bầu trời thường xuất hiện cầu vồng.

Vì sao càng lên cao, không khí càng loãng?

Chắc các bạn đã từng xem bộ phim vận động viên leo núi Trung Quốc leo lên ngọn Everest (Chômô-lungma). Vận động viên mặc quần áo rất dày, đội mũ chống...

Gấu trúc (gấu mèo) có thể tuyệt chủng không?

Thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nơi cư trú chủ yếu của gấu trúc - vùng Mân Sơn phía Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên đã xảy ra sự kiện: loại trúc mũi tên...

Tại sao khi gõ vào đồ sứ có thể phán đoán được chất lượng?

Khi mua đồ sứ, người ta thường quen tay gõ vào thành bên ngoài của nó. Nếu đồ sứ phát ra tiếng giòn vang, người ta sẽ chọn mua, còn nếu phát ra âm thanh đục và rè, người ta sẽ đặt trả lại trên giá.

Tại sao con cúi dúi còn có thể sinh tồn được đến ngày nay?

Con cúi dúi vừa không có răng sắc như đoản kiếm, không có móng sắc nhọn, lại không có sừng cứng nhọn để làm vũ khí tự vệ, nhưng lại có thể được coi là "hoá thạch sống" tồn tại đến ngày nay.

Vì sao không thể tùy tiện khai hoang hoặc lấn hồ thành ruộng?

Việc khai hoang, lấn hồ làm ruộng là để mở rộng thêm diện tích canh tác, trồng thêm lương thực, nâng cao sản lượng nông sản. Nhưng nếu không nghiên...