Ai là tiến sĩ toán đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại?

Tiến sĩ toán đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại tên là Hồ Minh Phục, ông sinh vào tháng 5 năm 1891 tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Năm 14 tuổi, ông thi đỗ vào Thượng Hải Thương nghiệp Học hiệu, sau đó học tiếp lên Nam Kinh Cao đẳng Thương nghiệp học đường với thành tích xuất sắc. Năm 19 tuổi, ông trúng tuyển là lưu học sinh thế hệ hai ở Mĩ theo Chương trình Boxer Health, theo học chương trình toán lí ở Đại học Cornell. Năm 25 tuổi, ông vào học chuyên về toán ở Viện nghiên cứu sinh Trường Đại học Harvard danh tiếng. Năm 26 tuổi, luận văn tiến sĩ Phương trình tích phân-vi phân tuyến tính có điều kiện biên của ông được thông qua, ông được trao học vị tiến sĩ và trở thành tiến sĩ đầu tiên trong số lưu học sinh Trung Quốc ở trường này, đồng thời cũng trở thành tiến sĩ toán học đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại. Bản luận án tiến sĩ của ông đã được công bố trên Transactions of American Mathematical Society, dây cũng là bản luận văn đầu tiên về toán học hiện đại của Trung Quốc.

Hồ Minh Phục là một chí sĩ biết nhìn xa. Ngay từ năm 1915,ông đã cùng với các lưu học sinh khác sáng lập tờ tạp chí Khoa học với mục đích truyền bá khoa học và kiến thức mới nhất của thế giới, đồng thời tích cực viết bài, chỉ trong 3 số đầu mà ông đã có tới 47 bài. Tháng 10 cùng năm, ông còn phụ trách việc mở Trung Quốc khoa học xã. Sau khi về nước vào năm 1918, ông vừa làm chủ nhiệm khoa toán ở Đại học Đại Đồng, lại vừa chủ trì biên tập tạp chí Khoa học và công việc ở Trung Quốc khoa học xã, đã tận tụy hết lòng với nền khoa học và giáo dục nước nhà. Năm 1927, ông không may bị chết đuối trong một lần đi bơi, khi mới chỉ 36 tuổi.

Để tưởng niệm Hồi Minh Phục, năm 1929, Trung Quốc khoa học xã đã cho xây một thư viện có tên Hồ Minh Phục đồ thư quán ở số 235 đường Thiểm Tây Nam, Thượng Hải. Hồ Minh Phục đồ thư quán về sau từng có một dạo bị đổi tên, đến năm 1998 theo kiến nghị của các viện sĩ như Đàm Gia Trinh..., tên cũ đã được phục hồi, Viện sĩ Chu Quang Triệu đích thân gỡ biển cũ. Tháng 5 năm 1999, Đài truyền hình trung ương đã tiến hành quay và phát sóng bộ phim chuyên đề Đến với khoa học, để ôn lại cuộc đời của ông.

Thế nào là người máy thông minh?

Người máy thông minh còn gọi là người máy thế hệ thứ ba. Nó đã ứng dụng đầy đủ kĩ thuật máy tính phát triển nhanh nhất hiện nay, kĩ thuật trí tuệ nhân...

Tại sao phần lớn ô tô lại dùng bánh sau đẩy bánh trước?

Chúng ta đều biết rằng, phần lớn các ô tô đều dùng bánh sau để dẫn động. Nhưng có điều kỳ lạ là, phần lớn động cơ xe đều đặt ở trước xe.

Vì sao sau khi bị muỗi đốt, nếu bôi vào vết muỗi đốt ít nước xà phòng sẽ cảm thấy bớt ngứa?

Vào ban đêm khi bạn làm bài, học bài bạn có thể nghe tiếng muỗi bay vo ve dưới bàn và bạn có thể bị muỗi đốt đau nhói.

Vì sao lúc nấc cụt không nên uống nước?

Thường thì nấc cụt phát sinh một cách đột nhiên. Bạn vừa cảm thấy phần trên lồng ngực bị co giật từng cơn rất khó chịu thì miệng đã đột nhiên phát ra...

Tại sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Những con tàu bình thường chỉ có thể lướt trên mặt biển. Nhưng tàu ngẩm vừa có thể đi trên mặt nước lại vừa có thể lặn sâu xuống biển đi ngẩm dưới nước. Ảo thuật gì ở đây vậy?

Xa lộ thông tin bị tắc nghẽn thì sao?

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của người sử dụng mạng và lượng tin trên mạng Internet ngày càng trở nên quá tải. Hiện tượng "tắc xe" trên xa lộ thông...

Biển nào con người không bị chìm?

Bình thường khi bơi trong nước chúng ta phải đập tay, đập chân liên tục hoặc nằm yên dang rộng chân tay trên mặt nước để tạo ra lực đẩy lên trên nhằm tránh bị chìm.

Tại sao con đường thông thương cổ đại được gọi là "Con đường tơ lụa"?

Dưới triều nhà Hán, Trung Quốc đã mở được một con đường thông thương buôn bán có khởi điểm là Thủ đô Trường An thời bấy giờ (nay là Tây An) và vắt...

Trên bàn tay của chúng ta, móng của ngón tay nào mọc nhanh nhất?

Móng của ngón giữa mọc nhanh hơn cả. Thông thường người có ngón tay càng dài thì móng tay mọc càng nhanh (trung bình là 3,75 cm/năm).