Đông đi xuân đến, cây cải dầu trải qua cái khắc nghiệt của mùa đông giá lạnh, đã nở nhũng bông hoa vàng, dự báo một vụ thu hoạch sắp tới. Tuy nhiên có lúc không được như mong muốn của con người, cây cải dầu mặc dù ra hoa nhiều lại không thể kết quả, thường kết quả chỉ chiếm 40% - 70% số ra hoa, sản lượng rất thấp. Đây là tại sao?
Qua nghiên cứu, cây cải dầu mặc dù ra hoa nhiều nhưng kết quả ít là có liên quan mật thiết tới các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, côn trùng gây bệnh. Còn cho rằng muốn tăng sản lượng diện tích theo đơn vị cây cải dầu, ngoài việc cải tiến kĩ thuật, biện pháp canh tác, tăng việc quản lí giữa các ruộng, thì khi ra hoa sử dụng ong truyền phấn cho cây cải dầu là một biện pháp tăng sản hữu hiệu. Bởi vì cây cải dầu là cây trồng truyền phấn dị hoa, nếu chỉ dựa vào phương pháp truyền phấn tự nhiên thì tỉ lệ kết quả rất có hạn. Phương pháp tốt nhất là nhờ côn trùng giúp sức. Nói về côn trùng, ong là loài truyền phấn có hiệu suất cao nhất, hiệu quả tốt nhất. Do tuyến mật của ong có thể tiết ra dịch mật rất ngon, thơm đặc biệt vào đầu xuân “tiêu chuẩn lương thực” của ong thường không đủ, bởi vậy chúng rất thích sắc hoa cải dầu có màu vàng óng ánh, nên hết lòng giúp đỡ cây.
Qua thí nghiệm, những cây cải dầu được ong truyền phấn thời gian kết quả sớm hơn 4 – 6 ngày, so với những cây thụ phấn không nhờ ong, trọng lượng nghìn hạt cải dầu tăng 1 g, hạt giống thu được tỉ lệ dầu cao 4,6% - 10%, tỉ lệ nảy mầm của hạt giống tăng tới 95%. Theo con số thí nghiệm kể trên dễ dàng nhận thấy những cây cải dầu nhờ ong thụ phấn không chỉ tăng sản lượng mà còn tăng chất lượng hạt cải.
Ngoài ra sử dụng ong còn có thể bù đắp những thiếu hụt về chất dinh dưỡng không đủ ở giai đoạn sau của cây cải dầu bởi vì cây cải dầu là thực vật có trật tự hoa vô hạn, hoa nở đều dựa theo một thứ tự nhất định, thời gian hoa nở khá lâu. Thông thường hoa nở trước, chất dinh dưỡng đủ, tỉ lệ kết quả cao, hoa nở sau thường do phấn hoa không đủ nên chất dinh dưỡng kém, vì vậy không thể thụ tinh đầy đủ, tỉ lệ kết quả thấp. Nhưng nhờ ong truyền phấn, tuyệt đại bộ phận hoa có thể thụ tinh kết quả.
Có thể có người cho rằng côn trùng nói chung có rất nhiều loài vậy hà tất phải sử dụng ong? Những côn trùng hoang dã do mối quan hệ giữa kết cấu cơ thể và tập tính sinh vật thường là tốp năm tụm ba, hoạt động tự do phát tán, hiệu quả truyền phấn rất kém. Hơn nữa côn trùng hoang dã còn có một bộ phận là côn trùng gây hại. Chỉ có ong là hoạt động theo đàn, quần thể, có tổ chức, có kỉ luật, số lượng của ong nhiều hơn so với các loại côn trùng khác, điều quan trọng hơn là toàn thân ong có mọc rất nhiều những chiếc lông tơ tiện cho việc dính kết các hạt phấn hoa. Mà tính thu thập của chúng chuyên nhất, thích hợp nhất cho công việc truyền phấn. Vì vậy sử dụng ong truyền phấn là không cần đầu tư nhiều mà thu được hiệu quả tăng sản cao.