Tại sao sử dụng mùi vị khác nhau có thể diệt những loại côn trùng gây hại khác nhau?

Con người trong quá trình tìm cách tiêu diệt côn trùng có hại, đã hiểu rằng tất cả côn trùng đều có khả năng căn cứ vào mùi vị để tìm thức ăn, khả năng này chủ yếu dựa vào khứu giác nhạy cảm và bản năng xu hóa.

Côn trùng có thể phân biệt được mùi là do chúng có cơ quan khứu giác nhạy cảm. Cơ quan khứu giác của chúng không phải là mũi mà là lỗ khứu giác và lông khứu giác, đa số mọc trên xúc tu và càng dưới. Côn trùng dựa vào cơ quan khứu giác này có thể ngửi một cách nhạy cảm những mùi vị khác nhau, đồng thời có tập tính hướng theo mùi vị mà chúng ưa thích nhất. Châu chấu chuyên ăn hoa màu thuộc loài ngũ cốc, côn trùng có cánh thích ăn loài thực vật thuộc họ cà... Rất nhiều loại bướm thiêu thân ban đêm đều dựa vào mùi vị mình thích để đi tìm thức ăn. Tập tính hướng theo mùi vị của côn trùng gọi là tính xu hóa. Chúng ta biết được tính xu hóa của côn trùng có thể lợi dụng mùi khác nhau để dụ và giết côn trùng gây hại. Rất nhiều côn trùng gây hại cho thực vật, đa số đều là ấu trùng của chúng, chuyên ăn rễ, thân, lá, quả của thực vật. Ấu trùng mặc dù không có cánh không thể bay xa như côn trùng nhưng côn trùng thường đẻ trứng lên trên những thực vật mà mình thích ăn, khiến cho ấu trùng sau khi sinh ra liền có ngay thức ăn ưa thích. Như bướm cải ngửi thấy mùi cây cải dầu khi phân giải chất dầu có thể tìm đến lá cây, đẻ trứng lên lá cây. Căn cứ vào đặc điểm đó, nếu chúng ta phun dầu cải lên cỏ tạp, sâu rau ngửi thấy mùi và đẻ trứng lên cỏ tạp, vậy thì ấu trùng khi kén vỡ nở ra sẽ không có lá cải ăn liền bị chết đói. Sâu bông, trùng dính và sâu cải bắp trong ruộng có đặc tính theo vị đường mật, thời kì côn trùng trưởng thành mọc cánh, chúng ta có thể đặt vài bát nước đường ở đầu ruộng để dụ côn trùng, giảm bớt cơ hội chúng sản trứng.

Trong vườn quả, có một số côn trùng gây hại như sâu đục ruột lê, ấu trùng mọt của nó ăn sâu đến tận nhân quả, gây tổn hại rất lớn cho cây lê, sâu đục ruột cây lê có đặc tính theo mùi vị ngọt chua, chúng ta có thể dùng một vài thùng nhỏ đựng dung dịch giấm đường, thời kì đầu treo dưới cây đào, thời kì sau treo dưới cây lê, đêm treo sớm đặt, con ngài sẽ bay vào trong thùng bị ngập chết. Chúng ta có thể căn cứ số lượng ngài bị giết hàng ngày để có thể dự báo, chọn những biện pháp phòng trị hữu hiệu thích hợp.

Thế nào là "Chính sách bong bóng"?

"Chính sách bong bóng” là chính sách quản lí môi trường rất nổi tiếng được người Mỹ đặt ra năm 1979. Chữ “bong bóng” ở đây là chỉ như bong bóng xà...

Vì sao nhiều trẻ em thích cắn móng tay?

Nếu bạn chú ý quan sát chung quanh sẽ phát hiện nhiều người có thói quen xấu: thích cắn móng tay, đặc biệt là trẻ em 5-10 tuổi.

Vì sao lá cây có màu xanh?

Câu hỏi này có lẽ sẽ dễ trả lời hơn, bởi môn sinh học đã từng nhắc đến. Lá cây có màu xanh lục vì trong tế bào lá có chứa tỉ lệ lớn chất diệp lục, tức chất xanh của lá...

Vì sao một ngôi sao chổi lại có mấy đuôi?

Năm 1986 khi sao chổi Halley nổi tiếng quay lại, đuôi của nó đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người. Rất nhiều người đã nhìn thấy nó có cái đuôi trên...

Vì sao máy bay vũ trụ trở về được như máy bay thường?

Máy bay vũ trụ hay tàu con thoi là "đứa con hỗn huyết" của tên lửa, tàu vũ trụ và máy bay. Khi phóng lên, nó cất cánh thẳng đứng giống như tên lửa,...

Thực vật ở dưới biển sâu tiến hành quang hợp như thế nào?

Những thực vật sống ở trên cạn đều dựa vào chất diệp lục có trong cây, lợi dụng ánh sáng làm động lực lấy cacbonic và nước làm nguyên liệu, qua sự...

Chúng ta phải làm sao để bảo vệ môi trường?

Khí hậu nóng lên, tẩng ozon bị thủng, những cơn mưa axit, các chất thải có hại, những sinh vật sống hoang dã đã bị huỷ diệt cũng như bẩu khí quyển,...

Thang máy vận hành như thế nào?

Đi đôi với sự phát triển không ngừng của việc xây dựng thành phố, rất nhiều nhà cao tầng mọc lên, thang máy cũng do đó mà trở thành công cụ lên cao...

Vì sao nước sông Hoàng Hà lại vàng?

Hoàng Hà nước đục, hàm lượng cát nhiều nổi tiếng thế giới. Song người ta coi Hoàng Hà là cái nôi của dân tộc Trung Hoa.