Tại sao cúc điềm điệp có thể tạo ra đường được?

Phàm là chất mà đầu lưỡi chúng ta cảm thấy ngọt chính là vị đường. Đường là một vị hầu như không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Nói đến đường, mọi người tự nhiên sẽ nghĩ ngay đến đường trắng, đường nho, đường cát hay kẹo, chúng đều được làm từ rễ, thân, lá, quả của thực vật và là đường tự nhiên. Những loại đường này không chỉ có vị ngọt mà còn có dinh dưỡng, là nguồn nhiệt lượng chủ yếu trong cơ thể con người, cũng được gọi là đường cao nhiệt lượng. Thế nhưng nếu ăn nhiều đường quá cũng ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể, trẻ nhỏ nếu ăn nhiều đường quá sẽ sâu răng, người lớn ăn nhiều sẽ mắc bệnh béo phì, xơ cứng động mạch, người mắc bệnh đái đường càng không được ăn đường. Nói như vậy, tốt nhất nên có loại đường nhiệt lượng thấp để giải quyết nhu cầu của con người. Vậy đường nhiệt lượng thấp là đường gì? Đó là một loại chất làm cho đầu lưỡi của con người cảm nhận được vị ngọt, nhưng lại không bị cơ thể người hấp thụ sản sinh nhiệt lượng. Cuối thế kỉ XIX các nhà khoa học dùng phương pháp tổng hợp nhân tạo đã thu được một vài viên đường ngọt hơn đường bình thường gấp mấy chục lần thậm chí mấy trăm lần, tinh đường (đường hoá học, đường sacarin) chính là một trong số đó.

Sau này khoa học phát triển, người ta phát hiện đường hoá học có tác hại đối với cơ thể con người, rất nhiều nước đã cấm dùng đường hoá học. Điều này khiến cho các nhà khoa học lại nỗ lực tìm kiếm và khai thác thành phần thực vật thiên nhiên có thể thay thế đường mà không có độc, vô hại. Cuối cùng đã tìm ra cúc điềm điệp.

Cúc điềm điệp là “kiều dân” từ bên ngoài tới định cư ở Trung Quốc. Quê hương của nó là ở trên những đám cỏ tạp trên sườn dốc nhỏ trong rừng nguyên thủy ở Braxin. Nó cũng giống như cây bạc hà, là loài thực vật thân thảo sống nhiều năm. Trong lá của cây có chứa 7% - 12% glucoxit 0 (glucoxit cúc điềm điệp). Glucoxit cúc điềm điệp đã qua tinh luyện là bột trắng, giống như đường trắng mịn, vị ngọt cũng giống như đường trắng, nhưng độ ngọt thì cao hơn đường trắng 300 lần, gần với đường hoá học, nhưng lại không độc hại như đường hoá học. Nếu ngắt một chiếc lá cho vào mồm nhai, giống như ăn cục đường trắng vậy và vị ngọt đậm lưu lại lâu trong mồm, chính vì nó có hai ưu điểm của đường trắng và tinh đường, nhiệt lượng lại thấp nên thực sự là loại “đường thiên nhiên” lí tưởng! ở những vùng ôn đới cây cúc điềm điệp có thể sống nhiều năm, một năm có thể hái 2, 3 lần, hái hết chỗ lá già đi thì nó lại mọc ra lá mới.

Theo tính toán, trong một mẫu (Trung Quốc) đất cúc điềm điệp, năm thứ nhất sẽ thu được 1.000 kg lá và có thể sản xuất ra khoảng 60 kg đường, ngọt tương đương 18.000 kg đường trắng, hay tương đương với 50, 60 mẫu đất trồng mía để sản xuất đường trắng; năm thứ hai thu được gấp đôi năm trước. Hiện nay, được sự chăm bón chọn lọc của con người, đã trồng ra sản phẩm chứa hàm lượng đường cao hơn. Cách đây 200 năm, chỉ có thể thu được 6% đường trắng từ cây củ cải đường thì ngày nay đã lên tới 20%. Tin rằng cúc điềm điệp cũng sẽ có hi vọng trong tương lai.

Tại sao những cây tùng sống trên núi Hoàng Sơn trông đặc biệt kì lạ?

"Hoàng Sơn đa kì tùng” là câu đã được nghe tiếng từ lâu. Tại sao kì tùng có nhiều trên núi Hoàng Sơn.

Vì sao dùng phương pháp chiếu xạ lại có thể bảo vệ thực phẩm tươi?

Kỹ thuật bảo quản thực phẩm tươi, trong mấy chục năm trở lại đây đã có bước phát triển lớn, làm mọi người cảm thấy tiện lợi. Trong số nhiều phương...

Vì sao con “mã” lại có thể đi đến vị trí bất kì trên bàn cờ tướng?

Trong bàn cờ tướng Trung Quốc con “mã” đi theo quy tắc là nhảy đến đỉnh đối diện của chữ nhật. Liệu con “mã” có thể đi đến vị trí bất kì trên bàn cờ...

Có phải Trái đất tự quay một vòng vừa đúng một ngày không?

Thời gian Trái Đất tự quay một vòng là 23h56', nhưng một ngày trên Trái Đất là 24h. Điều đó có mâu thuẫn không?

Điều gì làm thuỷ tinh trong suốt?

Chúng ta có thể nhìn qua hẩu hết các chất thể khí và thể lỏng như không khí, nước, rượu, xăng dẩu..

Thành phố biển tương lai sẽ thế nào?

Biển là một kho báu tài nguyên lớn, đi đôi với sự cạn kiệt tài nguyên trên đất liền và mức độ chiếm hữu không gian đất liền ngày càng lớn, xã hội loài...

Tại sao bộ rễ của thực vật đều rất dài và rất nhiều?

Thực vật thường phân làm hai phần: trên mặt đất và dưới mặt đất. Phần ở dưới mặt đất gọi là bộ rễ.

Tại sao trên cùng một thửa ruộng, ngô lại dễ có sản lượng cao hơn tiểu mạch?

Trong sản xuất nông nghiệp, con người phát hiện trên cùng một thửa ruộng, trồng ngô thường dễ thu hoạch được sản lượng cao hơn lúa mì. Tình hình tự...

Thế nào là điện thoại mạng?

Điện thoại mạng chính là hệ thống truyền tiếng nói bằng mạng dữ liệu. Do thường dùng là mạng liên kết, mà mạng liên kết lại dùng tiêu chuẩn IP, cho...