Vì sao khi tiếp xúc với điện người ta có lúc bị hút vào có lúc lại bị hất văng ra?

Khi tiếp xúc với điện, người bị giật có lúc bị điện hút vào có lúc lại bị hất văng ra. Thì ra, phần thân thể tiếp xúc với điện, hoặc tiếp cận với các vật mang điện áp trở thành vật dẫn điện, làm cho điện lưu thông qua cơ thể người, dẫn đến hiện tượng điện giật. Bị điện giật rất nguy hiểm, nhẹ có thể gây tê, nặng có thể dẫn tới tử vong. Vậy, điện giật được quyết định bởi dòng điện rồi tần suất lớn nhỏ của dòng điện, hay vị trí hoặc thời gian tiếp xúc ngắn hay dài?

Trong cơ thể người có mang điện trở nhất định, điện trở của mỗi người bao gồm hai bộ phận là điện trở trên da và điện trở trong cơ thể người. Điện trở trên da tương đối lớn, ước tính từ vài nghìn W đến vài chục nghìn W. Nếu da bị ẩm ướt điện trở sẽ giảm xuống rất nhiều. Còn điện trở trong cơ thể tương đối nhỏ. Trong đó, điện trở của máu là nhỏ nhất. Khi tăng điện áp và kẻo dài thời gian bị điện giật khiến cho điện trở trong cơ thể giảm xuống.

Điện áp cao nguy hiểm hơn điện áp thấp. Tần số thấp điện áp cao còn nguy hiểm hơn tần số cao điện áp cao, bởi vì khi điện áp ở tần số thấp, dòng điện chạy qua máu và tim có thể gây tử vong, còn điện áp ở tần số cao tồn tại hiệu ứng dòng phugo, thường chỉ gây ra bỏng cháy một khoảng trên da.

Đối với người bình thường, khi cho dòng điện khoảng 1 mA đi qua cơ thể có thể khiến chúng ta thấy hơi nhói tai; Nếu đưa dòng điện khoảng 6 mA đi qua, lúc này cơ thể người cảm thấy bị co mạnh, dòng điện thường hất văng người ra. Khi gặp dòng điện quá lớn, da sẽ bị cháy xém hoặc bị phồng rộp, điện trở trên da giảm dần. Nếu tăng dòng điện trên cơ thể lên, đòng điện sẽ làm tổn thương các tế bào thần kinh nơi nó đi qua, gây ra tê liệt và nghẽn thần kinh cục bộ. Do đó những người bị điện giật không thể rút bộ phận tiếp xúc với điện ra khỏi đường điện, chính vì thế mới bị hút vào.

Bạn đừng bao giờ dùng tay không tiếp xúc trực tiếp với người bị giật để lôi họ ra khỏi đường điện, bởi vì làm như vậy bạn cũng có thể bị dính chặt vào, điều này vô cùng nguy hiểm. Cách làm chính xác nhất là dùng que, gậỵ khô để tách người bị điện giật ra khỏi đường điện, chú ý không để dòng điện vướng vào người. Đối với những người bị hôn mê, tim đã dừng đập, cần nhanh chóng dùng biện pháp hô hấp nhân tạo làm cho tỉnh lại, tránh để lâu làm lỡ thời cơ cứu chữa.

Thế nào là bài toán bản đồ có bốn màu?

Năm 1852, Côxuri tốt nghiệp đại học ở Luân Đôn. Khi vẽ địa đồ, ông nhận thấy: với một tấm bản đồ chỉ cần dùng tối đa bốn màu là có thể tô đủ để phân...

Các "toà nhà siêu cấp" trong tương lai có những chức năng gì?

Những năm gần đây, một số thành phố lớn của các nước trên thế giới đều đứng trước sức ép nặng nề về giá đất đắt đỏ, dân số đông đúc và sự căng thẳng...

Tại sao quả trứng gà có một đầu to một đầu nhỏ?

Mỗi một người đều đã từng ăn trứng gà, cũng rất quen thuộc với trứng gà, hình dáng của quả trứng giống như một hình bầu dục có hai đầu không cân bằng, nhưng tại sao hai đầu của trứng gà lại một đầu to một đầu nhỏ vậy nhỉ?

Bài toán Hamintơn “Chu du vòng quanh Thế giới” có ý nghĩa gì?

Vào năm 1859, nhà toán học Anh Hamintơn (Hamilton) đã công bố một bài toán khá lí thú làm nhiều người đã phải bỏ nhiều công sức để giải nó.

Có phải loài người và loài khỉ có cùng "dòng họ"?

Xét về hình dáng bên ngoài thì loài khỉ có rất nhiều nét giống với con người. Chỉ cẩn xét đôi bàn tay của khỉ cũng đủ thấy rõ -nó chẳng khác tay người...

Tại sao cây lau trúc vừa không thuộc loài lau sậy vừa không thuộc loài tre trúc?

Có một loài thực vật vừa giống lau sậy lại vừa giống tre, nói nó giống lau là vì xét về ngoại hình; nói nó giống tre, vì khi thân lớn già đi cứng,...

Tại sao con quay càng quay nhanh càng khó đổ?

Vào mùa đông, trẻ con thường thích chơi con quay trên băng. Con quay thông thường có hình dạng trên tròn, dưới nhọn hoặc ở giữa tròn còn hai đầu nhọn

Làm thế nào để tính số lượt trận đấu cho thể thức thi đấu loại trực tiếp?

Giả sử ở trường bạn đang tổ chức một cuộc thi đấu cờ theo thể lệ đấu loại trực tiếp, ví dụ số người ghi tên thi đấu là 50, bạn có thể tính được số...

Vì sao các bác sĩ phòng X-quang phải đeo yếm chì?

Tia X - quang hay còn gọi là tia Rơngen do nhà vật lý người Đức là Rơngen phát minh vào năm 1895. Loại tia bức xạ mắt không nhìn thấy này không chỉ...