Núi vòng tròn có phải là đặc sản riêng của Mặt trăng không?

Hơn 300 năm trước các nhà thiên văn thông qua kính viễn vọng lần đầu tiên nhìn thấy núi vòng tròn hay núi miệng phễu trên Mặt Trăng. Quả thật họ không dám tin vào mắt mình, bởi vì lẽ nào đấy lại là những thứ xuất hiện trên Mặt Trăng trong sáng và đẹp như ngọc? Những thiết bị thám hiểm vũ trụ gần đây phát hiện núi vòng tròn không phải là "đặc sản" riêng của Mặt Trăng mà hầu như các hành tinh và vệ tinh trên bề mặt đều có rất nhiều núi vòng tròn.

Từ những bức ảnh của các thiết bị thám hiểm vũ trụ gửi về, Thủy Tinh và Mặt Trăng giống nhau, ở đó bề mặt phân bố dày đặc các núi vòng tròn, nhưng thưa thớt hơn nhiều so với Mặt Trăng. Hoả Tinh và hai vệ tinh của nó cũng có núi vòng tròn. Trên Hoả Tinh diện tích bề mặt có nhiều hố chiếm gần hết một nửa. Vệ tinh của Mộc Tinh cũng có những hố chồng chất lên nhau, đặc biệt là bề mặt vệ tinh thứ 4 của Mộc Tinh núi vòng tròn dày đặc, hoàn toàn có thể so sánh với Thủy Tinh và Mặt Trăng. Thổ Tinh và các vệ tinh của Thiên Vương Tinh cũng có núi vòng tròn ở những mức độ khác nhau.

Trái Đất mà ta đang sống cũng không ngoại lệ. Con người dùng những biện pháp tiên tiến như vệ tinh nhân tạo đã phát hiện được trên mặt đất có hơn 1000 lỗ trũng và núi vòng tròn.

Bàn về nguyên nhân xuất hiện núi vòng tròn, nhiều học giả đều giữ ý kiến riêng của mình. Các nhà khoa học qua khảo sát thực địa đã phát hiện chung quanh núi vòng tròn trên Mặt Trăng có nhiều lớp viền đồng tâm, chúng phát triển về bốn phía của núi vòng tròn theo dạng bức xạ, ngoài ra còn có những núi vòng tròn thành chuỗi cũng như những gò đồi nằm giữa vùng trũng của núi vòng đó cũng chứng minh nguyên nhân hình thành của nó là do va chạm. Có những núi vòng tròn bề ngoài rất giống miệng núi lửa. Trên Mặt Trăng phân bố một lượng lớn núi lửa còn lại nhiều dấu vết. Những dấu vết này là chứng cứ nguyên nhân hình thành núi lửa. Hiện nay cách nhìn về nguyên nhân hình thành núi vòng tròn trên Mặt Trăng căn bản hướng về xu thế: tuyệt đại đa số núi vòng tròn là do vẫn thạch va chạm gây nên, chỉ một số ít là dấu tích còn lại của núi lửa.

Vì sao xuất hiện "hoa nước"?

Hoa nước còn gọi là tảo hoa, là hiện tượng tảo lam, tảo lục phát triển quá mức trong nước ngọt. Trong sông, hồ khi các loài tảo phát triển thì hình...

Mẹ của cừu "Đô-li" là ai?

Cừu "Đô-li" có tiếng tăm lẫy lừng là sản phẩm của kĩ thuật nhân bản. Sự khác biệt lớn nhất giữa con vật nổi tiếng trong giới khoa học kĩ thuật này với cừu bình thường chính là nó không có cha, nhưng lại có 3 mẹ.

Vì sao không nên để ủng đi mưa, giầy cao su trực tiếp dưới ánh sáng Mặt Trời?

Ủng đi mưa, giầy cao su, dùng lâu thường bị cứng giòn. Người ta gọi đây là hiện tượng "lão hoá".

Vì sao phải xây dựng Trạm vũ trụ Quốc tế?

Vũ trụ là môi trường thứ tư của con người ngoài lục địa, biển, và tầng khí quyển. Đối với môi trường mới này con người đang nghiên cứu và khai thác...

Có phải rắn thè lưỡi ra để doạ người không?

Hầu hết tất cả các loài rắn đều có một cái lưỡi đỏ tươi và lại phân nhánh, còn được gọi là "xà tín".

Vì sao ban ngày không nhìn thấy sao?

Trong vũ trụ, tuyệt đại đa số các sao tự phát sáng và phát nhiệt, quanh năm lấp lánh. Nhưng chỉ vào xẩm tối chúng ta mới trông rõ chúng, đó là vì ban...

Tại sao dưới triều nhà Thanh, đàn ông đều để bím tóc?

Qua phim ảnh, chúng ta thường thấy đàn ông dưới triều nhà Thanh không để một sợi tóc nào từ trán lên tới đỉnh đẩu, nhưng đằng sau lại có bím tóc bện...

Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực?

Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét -80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển. cũng không hề có mặt ở cực Nam...

Kĩ thuật nhân bản là gì?

Nhân bản vốn là một kĩ thuật sinh vật rất ít gặp, cho dù là các nhà sinh vật học cũng chưa chắc đã hiểu hết về nó.