Vượn tay dài đi, dùng chân hay là dùng tay?

Theo truyền thuyết, Trung Quốc cổ đại có một loài "vượn tay nối thông nhau" có hai tay rất dài, hành động của chúng nhanh chóng khác thường, có thể đi lại như bay giữa các cây. Còn nghe nói rằng, hai tay của loài động vật này có khả năng co duỗi tự do, có thể một tay ngắn, một tay dài, hai tay nối liền và thông với nhau, do đó gọi chúng là "vượn tay nối thông nhau". Thực ra, "vượn tay nối thông nhau" chính là vượn tay dài được khoa trương lên.

Trong tất cả các loài vượn và khỉ, thậm chí trong tất cả các loài động vật có vú, vượn tay dài là loài đi bằng tay và leo trèo, nhanh nhẹn nhất. Tay trước của nó đặc biệt dài, thân dài 0,5 - 0,9 m, nhưng hai tay mở rộng ra lại dài khoảng 1,5 m, khi đứng hai tay buông xuống có thể chạm đất, cho nên gọi chúng là vượn tay dài.

Vượn tay dài chủ yếu sinh sống trên cây, rất thích hoạt động trong rừng bao quanh các dãy núi, có các cây già cao vút trời, hành động của chúng thực sự "đi lại như bay" giống như truyền thuyết cổ đại nói vậy. Do cánh tay phía trước của chúng vừa dài vừa mạnh mẽ, cho nên chúng thường dùng "biện pháp đi bằng tay". Trước tiên, dùng hai tay dài treo mình trên cành cây, sau đó hai tay nhanh chóng đan chéo nhau để di động, như đánh đu vậy, càng đu càng nhanh, trong rừng cây thoắt một cái thì có thể bay nhảy 8 ~ 9 m trên không gian, nhanh như chim bay, cơ thể linh hoạt. Một đàn vượn tay dài dùng "biện pháp đi bằng tay" nhanh chóng khác thường này lướt qua, trong chớp mắt có thể mất hút ngoài trăm mét, ngoài ra tư thế của chúng rất đẹp.

Vượn tay dài tuy rất ít khi đi lại dưới mặt đất, nhưng thỉnh thoảng xuống mặt đất thì tay chân trở nên rất vụng về, hai tay về cơ bản không phát huy được tác dụng. Do hai chân của chúng không phát triển, mà hai tay lại quá dài, khi đứng thì có thể chạm đất, giống như không có chỗ nào để đặt, đành phải giơ lên phía trên, dùng chân đi lắc lư, lảo đảo, làm thành một bộ dạng "đầu hàng", trông rất buồn cười. Thực ra, chúng giơ hai tay lên, mục đích chủ yếu là để giữ cho cơ thể cân bằng, tránh bị ngã về một bên.

Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên?

Rất ít người cho rằng, sự cống hiến của sóc đối với rừng có thể sánh được với chim gõ kiến. Trong ấn tượng của con người, sóc ăn hết quả của các cây như cây tùng, cây hồ đào...

Tại sao những cây ăn quả thấp lại có sản lượng cao?

Một số vườn quả già, cây ăn quả cao to, tán rộng, dưới tán cây rất râm mát. Nhưng bạn khó mà nhìn thấy trên cành cây ở dưới tán cây có quả.

Tại sao động vật có các loại đuôi khác nhau?

Tại sao động vật có các loại đuôi khác nhau?

Vì sao các thiết bị vũ trụ chở người phải có thiết bị cấp cứu?

Ngày 27 tháng 9 năm 1983 trên sân bay vũ trụ Baiconua của Nga, khi con tàu vũ trụ "Liên minh T-10A" sắp cất cánh, bỗng động cơ tầng 1 của tên lửa đẩy...

Vì sao những hôm trời sáng lại có sương?

Sương bốn mùa đều có, chẳng qua mùa đông đặc biệt nhiều mà thôi. Sáng sớm chỉ cần bạn nhìn vào ngọn lúa trên đồng, bãi cỏ bên đường sẽ phát hiện thấy...

Làm thế nào dùng toán học lại chọn được hàng hoá vừa ý?

Trong cuộc sống người ta hay gặp tình huống sau đây: Trong vô vàn các loại hàng hoá bày bán, làm thế nào chọn được món hàng vừa ý nhất? Đương nhiên là...

Vì sao Hoả Tinh lại màu đỏ?

Hoả Tinh giống như một khối lửa hiện lên trên bầu trời mênh mông. Từ kính viễn vọng mà nhìn, Hoả Tinh giống như một khối cầu lửa đang bốc cháy.

Tại sao lại cần phải xây dựng giao lộ lập thể?

Đi đôi với mật độ dân số ngày càng cao, mâu thuẫn giữa lượng xe tăng lên mạnh mẽ và đường sá có hạn ở các thành phố ngày càng sâu sắc. Đặc biệt là vào...

Tại sao có một số động vật thích cuộc sống bầy đàn?

Có một số động vật có bản năng tự nhiên sống độc lập. Ví dụ như hổ chúa sơn lâm nổi tiếng, ngoài lúc sinh sản ra thì luôn không thích làm bạn cùng với đồng loại, thậm chí không chịu đến gần đồng loại.