Vì sao phải đặt tường chắn trên đường cầu vượt?

Đường cầu vượt là một trong những tiêu chí giao thông của thành phố hiện đại. Khi lái xe trên đường cầu vượt, nếu chú ý bạn sẽ nhìn thấy nhiều chỗ hai bên đường người ta dựng những tấm chắn trong suốt hoặc bằng những tấm nhựa màu đục. Những tấm chắn này có tác dụng gì? Nguyên là chúng dùng để giảm thấp tiếng ồn giao thông.

Vì thành phố không gian chật hẹp, đường cầu vượt có lúc đi qua gần khu dân cư hoặc nhà làm việc cao tầng nên bắt buộc phải dựng những tấm chắn để ngăn cản ảnh hưởng tiếng ồn giao thông. Mặc dù mặt đường cầu vượt bằng phẳng, tiếng còi ô tô nhỏ, nhưng vì lượng ô tô nhiều cho nên tiếng ồn của động cơ rất lớn. Làm thế nào để đối phó tiếng ồn giao thông trên đường cầu vượt này? Người ta đã đặt những tấm chắn, đó là biện pháp rất tốt. Tường chắn tiếng ồn phải đặt ở giữa nguồn gây tiếng ồn và nơi tiếp thu tiếng ồn nhằm ngăn cản tiếng ồn truyền tới. Những tường chắn lớn thường dùng để giảm thấp tiếng ồn giao thông trên đường cao tốc hoặc sự nhiễu loạn ở những vùng gần sân bay. Nói chung người ta thường dùng nhựa tấm hoặc thép tấm để tạo thành những bức tường hai tầng, ở giữa rỗng, trong đó chèn các vật liệu khử âm thanh. Ở đường cầu vượt thường dựng các bức tường chắn cả hai bên. Tường mỏng, không chiếm diện tích cao khoảng 2 m và hình vòng cung. Tường chắn âm này thường có hiệu quả tương đối tốt. Theo đo đạc, lượng cách âm bình quân của nó thường vượt quá 30 dB, hệ số hút âm bình quân vượt quá 0,6, nói chung có thể giảm thấp tiếng ồn từ 5 – 15 dB. Mức độ giảm thấp được bao nhiêu phụ thuộc vào việc dùng vật liệu gì và khả năng hút âm thanh của chúng ra sao.

Năm 1993, các ngành có liên quan ở Thượng Hải đã đầu tư hơn 10 triệu đồng để đặt 18 bức tường trên các chỗ gặp nhau của cầu vượt đường vòng thành phố với cầu vượt trục đường giao thông bắc-nam, là những nơi rất nhạy cảm với tiếng ồn. Tổng cộng chiều dài của các đoạn tường chắn hợp lại khoảng 8 km và đã đạt được hiệu quả giảm tiếng ồn rõ rệt. Thực tế mà nói, đặt tấm chắn giảm tiếng ồn là biện pháp có hiệu quả đối với đường cầu vượt.

Từ khoá: Tiếng ồn giao thông; Tường chắn tiếng ồn.

Vì sao Tây Á trở thành khu vực dầu mỏ quan trọng nhất trên thế giới?

Tây Á là tiếng gọi tắt miền Tây châu Á, còn gọi là Trung Đông. Phạm vi của nó không lớn lắm nhưng là khu vực sản xuất dầu mỏ chủ yếu, chiếm 60% thị...

Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực?

Gấu Bắc Cực còn gọi là "gấu trắng", thân dài khoảng 2,7 m, chiều cao tính đến vai khoảng 1,3 m, thể trọng 750 kg, kích thước chỉ xếp sau gấu nâu...

Tại sao quả trứng gà có một đầu to một đầu nhỏ?

Mỗi một người đều đã từng ăn trứng gà, cũng rất quen thuộc với trứng gà, hình dáng của quả trứng giống như một hình bầu dục có hai đầu không cân bằng, nhưng tại sao hai đầu của trứng gà lại một đầu to một đầu nhỏ vậy nhỉ?

Vì sao hồ chứa nước lớn dễ gây nên động đất?

Vùng Aolôuây bang California Mỹ trong lịch sử rất ít xảy ra động đất. Theo ghi chép từ năm 1845 đến nay, trong vòng hơn 100 năm, trong bán kính 40 km...

Vì sao vùng phương Bắc Trung Quốc hình thành gió cuốn bụi?

Về mùa hè, một số vùng phương Bắc Trung Quốc thường xuất hiện gió xoáy rất mạnh. Gió xoáy bốc cát bụi, cỏ rác và giấy lộn lên trời, làm nên những cột...

Vì sao đề xướng dùng phương pháp sinh vật để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp?

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng quan trọng trong nông nghiệp, nhưng đồng thời loài người cũng vì thế mà phải trả giá rất đắt.

Vì sao trong các buổi thi đấu, khi tính điểm trung bình người ta phải loại bỏ các điểm số quá cao hoặc quá thấp?

Trong một cuộc thi hát, uỷ viên chấm thi thường tuyên bố điểm số 9,00, 9,50, 9,55, 9,6, 9,75, 9,90. Nhưng khi tính điểm bình quân người ta đã bỏ các...

Vì sao chỉ một phía Mặt Trăng luôn hướng về Trái đất?

Từ Trái Đất nhìn lên chỉ thấy một mặt của Mặt Trăng còn mặt kia giống như bị e thẹn mà luôn dấu đi, ta không nhìn thấy được. Cùng với sự phát triển...

Thế nào là ngư trường chăn nuôi biển?

Cá biển là một trong những nguồn anbumin động vật chủ yếu của con người, cũng là nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp dược hiện đại. Loài cá khác nhau...