Vì sao núi lửa lại ảnh hưởng đến thời tiết?

Tháng 6 - 7 năm 1783, vùng Băng Đảo gần Bắc Cực đã phát sinh hai lần núi lửa. Cảnh tượng lúc đó được ghi lại như sau: Lúc núi lửa bùng nổ, bụi bay khắp bốn phương. Miền Nam nước Pháp Mặt Trời lên cách mặt đất 17 độ mà vẫn chưa nhìn thấy rõ. Ở Anh Mặt Trời lên cao cách mặt đất 20 độ chỉ là một quầng đỏ màu đồng. Ở Italia bầu trời ảm đạm mơ hồ không hề có ánh nắng. Bụi lửa bao trùm cả châu Âu.

Năm 1815 núi lửa ở Inđônêxia bùng nổ. Tiếng nổ ầm ầm, cách xa 1750 km cũng nghe thấy rõ. Từng dòng bùn nham thạch phun xa 40 km, làm cho hàng vạn người chết. Bụi phủ khắp không trung khiến cho nước Mỹ năm sau lạnh giá ít thấy nhất trong lịch sử. Năm đó nước Mỹ không những bốn mùa đều lạnh mà tháng 6 cũng rơi tuyết, tháng 7 có sương muối, khiến cho vùng Đông Bắc Mỹ mùa màng không có thu hoạch. Có người đã ghi vào nhật ký như sau: "Ngày 7 tháng 7 tôi phải mặc áo lông cừu đi làm. Tan tầm trở về nhà lạnh phải đeo găng tay".

Ngày 18, 25 tháng 5, ngày 12 tháng 6 và ngày 22 tháng 7 năm 1980 núi lửa ở bang Oasinhtơn Mỹ bùng nổ bốn lần, mỗi lần bụi khói thành những đám mây hình nấm bốc lên, giống như vụ nổ bom nguyên tử. Trời tối mịt, ban ngày bỗng chốc biến thành ban đêm, giơ tay không thấy ngón tay. Vì cùng với núi lửa là những dòng không khí bụi di chuyển trên không nên năm đó vùng lưu vực Trường Giang Trung Quốc xuất hiện thời tiết lạnh giữa mùa hè, tháng 8 khác thường. Lấy Thượng Hải làm ví dụ, nhiệt độ bình quân tháng chỉ 24,8°C, so với bình thường thấp 3°C. Núi lửa bùng nổ quả thực khiến cho khí hậu trên mặt đất lạnh xuống.

Núi lửa khiến cho khí hậu các vùng lạnh xuống là vì một lượng lớn bụi che lấp cả bầu trời. Trong không khí lớp bụi dày có thể đạt đến 0,5 - 3 km và trong tầng đối lưu, tầng bình lưu chúng trôi nổi từ 1-2 năm, do đó khiến cho bức xạ Mặt Trời giảm xuống 10% - 20%. Cộng thêm bụi núi lửa làm hơi nước ngưng tụ kết thành những giọt nước, hình thành những đám mây và mưa. Trong không khí nhiều mây và nước đương nhiên sẽ giảm thấp bức xạ nhiệt của Mặt Trời. Cho nên khi núi lửa bùng nổ, từ 1 -2 năm sau đó khí hậu một số vùng trên Trái Đất sẽ lạnh hơn, đặc biệt về mùa hè càng rõ.

Vì sao nửa sau đêm nhìn thấy sao băng nhiều hơn nửa trước đêm?

Sao băng ta nhìn thấy có lúc nhiều, lúc ít. Nếu quan sát kỹ sẽ phát hiện nửa trước đêm nhìn thấy sao băng ít hơn nửa đêm.

Tại sao bằng những cách thức khác nhau đưa chữ Hán vào lại có thể tìm thấy cùng một chữ Hán trong máy tính?

Hiện nay máy tính ở Trung Quốc có nhiều cách nhập chữ Hán.

Tại sao các công trình sư có thể "nhìn thấy" ứng suất ở bên trong vật liệu?

Các ngoại lực mà kết cấu công trình phải chống chịu trong quá trình sử dụng, thường bao gồm trọng lượng bản thân kết cấu, phụ tải do hoạt động của con...

Tại sao nước biển mặn?

Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối...

Vì sao không thể vứt bỏ một cách tùy tiện các phế liệu hạt nhân và chất thải có tính phóng xạ?

Một trăm năm trước, từ khi Becơlây phát hiện hiện tượng phóng xạ đến nay, phản ứng hạt nhân và các nguyên tố có tính phóng xạ đã bước vào cuộc sống...

Sự khác nhau giữa gạo tiên, gạo tẻ và gạo nếp?

Con người căn cứ vào độ dẻo, dính của gạo sau khi nấu chín để phân biệt gạo thành hai loại: loại gạo dẻo, dính và loại gạo không dẻo, dính; gạo dẻo,...

Tam giác Pascal là gì?

Vào năm 1261, nhà toán học Trung Quốc thời Nam Tống là Dương Huy trong tác phẩm “Giải thích sách toán chín chương” đã trình bày một bảng số mà các số...

Tại sao những cây tùng sống trên núi Hoàng Sơn trông đặc biệt kì lạ?

"Hoàng Sơn đa kì tùng” là câu đã được nghe tiếng từ lâu. Tại sao kì tùng có nhiều trên núi Hoàng Sơn.

Vì sao cá nổi lên chìm xuống dễ dàng?

Dù có là một tay bơi lặn cừ khôi đi nữa, bạn cũng không thể đang từ dưới sâu vọt lên mặt nước, hoặc ngược lại. Nhưng các loài cá thì có thể. Đó là vì chúng có chiếc bong bóng trong bụng luôn chứa đầy không khí.