Vì sao một tên lửa có thể phóng nhiều vệ tinh?

Phương thức truyền thống phóng vệ tinh là dùng một tên lửa phóng một vệ tinh. Còn dùng một tên lửa đồng thời phóng nhiều vệ tinh vào quỹ đạo là một kỹ thuật phóng tên lửa hàng không vũ trụ tiên tiến. Bởi vì một lần chuẩn bị phóng tên lửa phải tiêu tốn hàng triệu đô la và mất nhiều năm, lượng công việc tương đối lớn, phạm vi đề cập cũng rất rộng. Hơn nữa mỗi lần phóng tên lửa phải chịu đựng những mạo hiểm nhất định. Phóng một tên lửa mang nhiều vệ tinh thì giá thành tương đối thấp, hiệu quả tương đối cao, cho nên một mặt nào đó nó thể hiện trình độ kỹ thuật hàng không vũ trụ của một nước.

Kỹ thuật một tên lửa mang nhiều vệ tinh nói chung thường dùng hai phương thức phóng: một là nhiều vệ tinh cùng phóng một lần, đưa vào các quỹ đạo tương tự như nhau, khoảng cách giữa các vệ tinh theo một cự ly nhất định; hai là dùng động cơ tầng cuối của tên lửa khởi động nhiều lần, lần lượt phóng từng vệ tinh khiến cho chúng đi vào các quỹ đạo riêng biệt. Rõ ràng phương pháp thứ hai kỹ thuật cao siêu hơn nhiều.

Để thực hiện một tên lửa phóng nhiều vệ tinh cần giải quyết nhiều kỹ thuật then chốt. Trước hết là phải nâng cao năng lực vận tải của tên lửa để đưa một số vệ tinh có khối lượng lớn vào quỹ đạo. Thứ hai là phải nắm vững kỹ thuật "tách ra vệ tinh - tên lửa" ổn định và tin cậy, bảo đảm không sai sót gì. Tên lửa trong quá trình bay cuối cùng, vệ tinh tách ra theo thứ tự ra khỏi khoang vệ tinh như thiết kế trước vừa không va chạm lẫn nhau, vừa không ô nhiễm lẫn nhau. Còn phải chọn đường bay tốt nhất và xác định thời điểm tách ra tốt nhất để khiến cho nhiều vệ tinh đi vào đúng quỹ đạo của nó. Ngoài ra còn phải xét đến: tên lửa mang nhiều vệ tinh thì độ cứng và trọng tâm của kết cấu tên lửa không bị thay đổi để giữ cho tên lửa bay ổn định. Tên lửa và nhiều vệ tinh trong quá trình bay, các thiết bị điện tử mang theo có thể sẽ bị phát sinh nhiễu vô tuyến.

Nước thực hiện kỹ thuật một tên lửa mang nhiều vệ tinh sớm nhất là Mỹ. Năm 1960, nước Mỹ dẫn đầu phóng thành công một tên lửa mang hai vệ tinh. Liên Xô trước đây cũng đã nhiều lần phóng một tên lửa mang tám vệ tinh. Trung Quốc bắt đầu từ ngày 20 tháng 9 năm 1981 dùng tên lửa "Gió bão số 1" mang ba vệ tinh thí nghiệm khoa học, trở thành nước thứ tư trên thế giới nắm vững kỹ thuật phóng một tên lửa mang nhiều vệ tinh. Từ năm 1981 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành 12 lần phóng một tên lửa mang nhiều vệ tinh, lần lượt đưa ba vệ tinh, hoặc hai vệ tinh vào quỹ đạo đã dự định, bao gồm nhiều vệ tinh của nước ngoài. Điều đó chứng tỏ kỹ thuật một tên lửa mang nhiều vệ tinh của Trung Quốc đã đạt đến trình độ tương đối cao.

Tại sao khi có gió lại thấy lạnh hơn?

Chắc hẳn ai cũng biết rằng trời rét mà im gió thì dễ chịu hơn so với lúc có gió. Nhung, không phải tất cả mọi nguời đều biết nguyên nhân của hiện tuợng ấy. “Chỉ các sinh vật mới cảm thấy giá buốt khi có gió”, còn các vật vô sinh thì không.

Vì sao người cận thị cũng có thể làm nhà du hành vũ trụ?

Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải giới thiệu các nhà du hành vũ trụ gồm những ai.

Vì sao băng keo dán ép chỉ cần ép mạnh là bám chặt?

Nói đến “keo dán ép” nghe hơi lạ tai. Nhưng thực ra nó rất quen thuộc với chúng ta.

Tại sao chặt cây kê huyết đằng lại thấy “máu” chảy ra

Ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang của Trung Quốc có một loại cây thân mây, song có ra quả. Cây này thường quấn quanh...

Vì sao cần chế biến sữa thành sữa chua?

Sữa là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong đó có đường (khoảng 4,6%), protein (khoảng 3,5%) và chất béo (khoảng 3,5%). Ngoài ra trong sữa còn...

Tại sao trên lá cờ Olympic lại có năm vòng tròn?

Đại hội thể dục thể thao long trọng và có quy mô lớn nhất trên thế giới là Thế vận hội Olympic. Mỗi khi khai mạc Thế vận hội Olympic, trên hội trường...

Khi nến cháy sẽ biến thành gì?

Có người cho rằng sau khi nến cháy sẽ mất tiêu, chẳng còn lại gì. Vậy có thực là nến cháy hết sạch không?

Tại sao những loài thực vật sinh trưởng ở bãi biển và đầm lầy đều có rễ hô hấp?

Chúng ta biết rằng cuộc sống và sự sinh trưởng của thực vật không tách rời khỏi nước. Không có nước, thực vật dễ úa tàn, thậm chí là chết.

Giun đất có mắt hay không?

Giun đất, còn được gọi là "khúc thiện", "địa long". Loại động vật có đốt sống lặng lẽ không ai biết này có cơ thể dài, sống trong đất ẩm ướt, tơi xốp, đi lại thoải mái.