Bạn đã bao giờ thấy loại tàu điện trên không mà đoàn tàu lại chạy ở hai bên đầm thép chưa? Hiện nay, ở Mỹ đang khai phá và thử nghiệm loại phương tiện giao thông trên cao kiểu mới đó. Nó được mệnh danh là "hệ thống 21" hiển nhiên là loại tàu này được thiết kế hướng vào thế kỷ XXI.
Điều khác nhau lớn nhất so với phương tiện giao thông đường ray nhẹ truyền thống, là đoàn tàu của "hệ thống 21" chạy ở hai bên dầm thép. Đỡ dầm thép là những trụ xi măng cách nhau 24,7 m. Mỗi đoàn tàu có treo 2-4 toa xe, tốc độ là 96,5 km/giờ có thể do một người lái hoặc điều khiển bằng ti vi. Mỗi toa tàu do một cặp bánh xe bằng thép liên kết với dầm thép và vận hành theo quỹ đạo ở phía dưới dầm thép. Để đề phòng toa tàu bị trượt ray hoặc bị lật, hệ thống này sử dụng giá đỡ cánh tay đòn, chế tạo bằng thép có móc an toàn, nó liên kết chặt chẽ móc nối toa tàu với đầu đỉnh dầm thép, bảo đảm toa tàu vận hành an toàn, bình ổn, đi tàu thoải mái. Vì nhà ga được thiết kế theo tiêu chuẩn hoá, nên hầu như có thể đặt ở bất cứ chỗ nào dọc theo đường tàu. Hành khách đi tàu có thể lên xuống bằng thang cuốn hoặc thang máy.
Ưu điểm chính của phương tiện giao thông này là: chiếm đất rất ít, có thể giải quyết được vấn đề ách tắc giao thông ở trên mặt đất, lại có thể tiết kiệm kinh phí xây dựng. Giá cả xây dựng 1 km là 12,4 triệu đến 15,5 triệu USD, mà hiện nay giá thành xây dựng hệ thống vận chuyển ở một số thành phố đã lên tới hàng trăm triệu USD cho mỗi km đường. Mặt khác, hệ thống giá đỡ trên cao này có thể xây dựng ở bên ngoài hiện trường thi công, sau đó lắp ráp nhanh lên tuyến đường, do đó làm giảm bớt hiện tượng tắc nghẽn giao thông do thi công gây nên. Các dầm thép nhỏ hẹp cũng có thể làm giảm rất nhiều trở ngại về thị giác nói chung. Do tàu điện trên không này có thể chuyển hướng trên đường cong có bán kính 27,4 m điều đó có nghĩa là các thanh ray dẫn có thể chuyển hướng gần như vuông góc ở bên trên các nút giao thông nhiều ngả, đồng thời tiếp tục vươn dài ra dọc theo các đường phố hiện có, do đó thuận lợi cho việc mở rộng đường giao thông, việc tăng thêm đường nhánh càng dễ dàng.
Về mặt an toàn giao thông, loại đường sắt cao hơn mặt đất khoảng 5 m này, có thể chống chịu được những cơn lốc lớn có tốc độ gió 193,1 km/giờ, không những không có sự cố đâm tàu, mà còn có khả năng chống động đất ở một mức độ nhất định.