Vì sao tàu thuỷ bao giờ cũng cập bến ngược dòng?

tàu cập cảng

Xe đạp có cái phanh, ô tô và tàu hoả cũng có cái phanh, vậy tàu thuỷ có "cái phanh" không? 

Nếu bạn đi tàu thuỷ thì sẽ phát hiện một hiện tượng rất lí thú: mỗi khi tàu thuỷ muốn cập bến, bao giờ cũng đưa mũi tàu đón lấy dòng nước, từ từ nghiêng về phía bến tàu rồi mới yên ổn cập bến. Đặc biệt là những tàu chạy xuôi dòng, khi chúng đến nơi quy định, không cập bến ngay mà quành một vòng rộng trước đã, làm cho tàu chạy ngược dòng, rồi mới từ từ cập bến. 

Ở đây có bài toán đơn giản, bạn hãy thử làm xem. Giả dụ tốc độ dòng nước là 3 km/giờ. Khi tàu sắp cập bến, máy tàu đã ngừng rồi, tốc độ của tàu là 4 km/h. Lúc ấy, nếu là xuôi dòng, mỗi giờ tàu chạy được mấy kilômet? Còn nếu ngược dòng thì sao? 

Bạn buột mồm có thể nói ngay ra đáp án. Đó là, khi xuôi dòng, mỗi giờ tàu chạy được 7 km, còn ngược dòng thì mỗi giờ tàu chạy được 1 km. 

Muốn cho tàu ngừng lại thì tàu chạy 7 km/h và tàu chạy 1 km/h cái nào dễ dừng hơn. Đương nhiên là tàu có tốc độ càng chậm thì càng dễ dừng. 

Từ đó ta thấy, để cho tàu cập bến ngược dòng thì có thể lợi dụng sức cản của dòng nước lên thân tàu làm một phần tác dụng của "cái phanh". Tất nhiên trên tàu cũng có lắp đặt thiết bị và động lực "phanh", ví dụ như, khi tàu cập bến hoặc xảy ra tình hình khẩn cấp trên đường vận hành, rất cần dừng lại, thì có thể thả neo. Đồng thời, động cơ chính của tàu còn có thể lợi dụng chạy lùi lại để gây tác dụng "phanh". 

Tại sao dùng vòm cuốn có thể vượt qua khoảng cách lớn hơn so với dùng dầm?

Khi khẩu độ rất lớn, thường phải dùng dầm vừa dày vừa to, nhưng thế thì trọng lượng bản thân của dầm lại càng tăng lên nhiều. Một dầm đá có diện tích...

Tường ngăn lửa (tường lửa) là gì?

Trong thời kỳ dài trước đây, nhà cửa đều là cấu trúc gạch và gỗ. Thậm trí còn là nhà tranh.

Ngành công nghệ thông tin là gì?

Cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học kĩ thuật, toàn xã hội đã sắp bước vào xã hội tin học hoá. Trong quá trình này ngành công nghệ thông tin tất...

Vì sao GDP xanh là thước đo mới của sự phát triển?

GDP là viết tắt cụm từ tiếng Anh “Tổng giá trị sản lượng quốc nội”. Nó chỉ thành quả cuối cùng của hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định...

Tại sao máy bay trực thăng đứng im được trên không?

Ô tô chạy trên mặt đất muốn dừng thì dừng, muốn đi thì đi, rất tiện lợi, nhưng máy bay bay trên trời thì không thể tuỳ tiện như ô tô được. Khó mà hình...

Tại sao máy tính phải có bộ nhớ chính?

Máy chính (khối hệ thống) của máy tính cấu tạo gồm bộ xử lý trung tâm (central processing unit) và bộ lưu trữ bên trong (gồm RAM và ROM). Bộ xử lí...

Khai thác bán cầu não phải có lợi gì?

Vỏ não người là bộ phận cao cấp nhất của hệ thống thần kinh trong cơ thể. Nó từng trải qua quá trình diễn biến hàng trăm, hàng vạn năm, từng nhảy vọt...

Sự cố Y2K là gì?

Vấn đề năm 2000 của hệ thống máy tính được gọi tắt là Y2K. Nó chỉ có các hệ thống ứng dụng sử dụng chip điều khiển chương trình số hóa và hệ thống...

Tại sao cao lương vừa chống được hạn hán vừa chống được úng?

Cao lương là một cây trồng có khả năng chống hạn rất tốt cho nên con người gọi nó “lạc đà của giới thực vật”. Cao lương có thể chịu hạn, là do nó có...