Có phải hằng tinh là bất động không?

Trong hệ Mặt trời của ta, Mặt trời là một hằng tinh. Trái đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt trời. Vậy Mặt trời có phải đứng yên bất động không? Câu trả lời là không phải. Mặt trời đang mang cả hệ Mặt trời quay quanh hệ Ngân hà với tốc độ 220 km/s.

Nguyên là các hằng tinh không những không đứng yên mà chuyển động rất nhanh. Trong bầu trời mỗi hằng tinh có phương chuyển động đi xa dần Trái đất, có hằng tinh đang đi đến, hơn nữa tốc độ nhanh, chậm cũng khác nhau. Ví dụ ngôi sao "Tham tú thứ 7" của chòm sao Lạp hộ đang bay xa khỏi Trái đất với tốc độ 21 km/s, còn ngôi sao "Ngũ xa thứ 2" của chòm sao Ngự phu mỗi giây chuyển động với tốc độ 30 km. Sao "Tất tú thứ 5" của chòm sao Kim ngưu chạy nhanh hơn, tốc độ là 54 km/s.

Còn có một số hằng tinh chuyển động với tốc độ nhanh hơn nữa, như một ngôi sao trong chòm sao Thiên cáp tốc độ chuyển động đạt đến 583 km/s, quả thật là ngôi sao chạy rất nhanh.

Các hằng tinh chuyển động nhanh như thế, vì sao ta lại không nhìn thấy được? Hình dạng của các chòm sao trên trời cũng không nhìn thấy có biển đổi gì?

Nguyên nhân không nhìn thấy các hằng tinh chuyển động là vì chúng cách Trái đất quá xa. Lấy ngôi sao gần với Trái đất nhất là chòm sao Ngựa nửa hình người (Bán nhân mã), cách ta 4,3 vạn tỉ km, cho nên dù nó chuyển động với tốc độ 70 km/s thì tối thiểu phải qua 2 trăm năm nữa nó mới chuyển dời được một khoảng cách bằng nửa đường kính của Mặt trăng. Huống hồ đa số các hằng tinh đều cách chúng ta rất xa so với ngôi sao láng giềng đó. Chẳng trách mà ta thấy chúng như là bất động.

Vì tốc độ và phương hướng chuyển động của các ngôi sao trong chòm sao Bắc đẩu không giống nhau, cho nên hình dạng của chòm sao Bắc đẩu 10 vạn năm trước và 10 vạn năm sau cũng khác xa với hiện nay. 10 vạn năm trước nó chỉ thay đổi một ít, cho nên ta không nhìn thấy sự biến đổi vị trí của sao Bắc đẩu. Nhưng các nhà thiên văn dùng những thiết bị đo lường chính xác có thể tính ra sự biến đổi này.

Vì sao Hi Lạp cổ đại lại đạt được thành tựu toán học hết sức rực rỡ?

Nói đến toán học cổ đại là phải nhắc đến Hi Lạp cổ đại. Bộ sách Kỉ hà nguyên bản (Anh: “Euclid's Elements) đã được ra đời ở Hi Lạp cổ đại.

Tại sao máy tính có thể nhìn?

Thiên nhiên trong mắt con người là thế giới tươi đẹp với đủ sắc màu. Con người có thể cảm nhận hình ảnh của cảnh vật xung quanh bằng mắt, còn có thể...

Tại sao phụ nữ Ấn Độ thích điểm một nốt ruồi giữa hai hàng lông mày?

Thích làm cho mình đẹp thêm, đó là bản tính của con người. Phụ nữ thì lại càng như thế.

Vì sao tóc cũng có thể dùng để đo lường ô nhiễm môi trường?

Napoleon, nhân vật làm mưa làm gió ở Châu Âu thế kỉ XIX đã mất năm 1821. Cái chết của ông vì có nhiều lời đồn đại nên đã trở thành một bí mật trong...

Cánh tay người máy tại sao có thể vận động linh hoạt

Với người máy, ngoài "bộ óc" thì tay và chân cũng có ý nghĩa quan trọng. Tay người máy phải mô phỏng được chức năng của ngón tay và bàn tay con người...

Tại sao trên thế giới lại có nhiều loài thực vật khác nhau như vậy?

Trên Trái Đất nơi nào cũng có thực vật sinh sống, hơn nữa chúng lại có rất nhiều loài, hình dạng mỗi loại một khác. Theo thống kê, có khoảng hơn 400.

Vì sao nói Mặt trăng đang xa dần Trái đất?

Bạn của Trái Đất là Mặt Trăng, hàng tháng quay quanh Trái Đất đã mấy tỉ năm, điều đó tạo nên đôi bạn gắn bó với nhau như hình với bóng trong tuyến độc...

Tại sao ô tô trong tương lai có thể không dùng chìa khóa?

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, các loại ô tô, mô tô thậm chí cả xe gắn máy đều không tách rời khỏi chìa khoá: Mở cửa xe phải dùng chìa khoá,...

Vì sao phải quan trắc khí tượng Nam Cực?

Bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Mỹ, Liên Xô cũ đã xây dựng các trạm quan trắc khí tượng ở Nam Cực để đo đạc các yếu tố khí tượng ở đó.