Tại sao động vật có thể trở thành "xưởng chế tạo thuốc" sống?

Xưởng chế tạo thuốc là nơi sản xuất dược phẩm, bãi chăn nuôi là nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hai nơi dường như không có liên quan gì với nhau, nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, nơi chăn nuôi lại cũng có thể trở thành một bộ phận của xưởng chế tạo thuốc. Gây ra sự biến đổi phương thức chế tạo thuốc này là kĩ thuật sinh vật hiện đại hoá, nó làm cho một số động vật biến thành "nhà máy" thuốc tổng hợp.

Trên thực tế, nơi chăn nuôi ở trên nhắc đến phải gọi nó là "xưởng thuốc động vật" thì thích hợp hơn. Xưởng thuốc động vật có điểm gì ưu việt? Tất cả những người trong ngành y đều biết, protein C ở cơ thể con người có tác dụng chữa trị và phòng chống máu đông, là một loại thuốc chống đông máu. Loại thuốc như vậy trước đây do xưởng chế tạo thuốc áp dụng phương pháp tổng hợp nhân tạo sản xuất ra, tuy cũng có tác dụng chống đông nhất định nhưng so với protein C ở cơ thể người thì hiệu quả còn kém xa. Do chiết xuất nguyên liệu protein C ở cơ thể người chắc chắn phải lấy từ bản thân của cơ thể người, mà muốn sản xuất số lượng lớn thì khó khăn rất lớn.

Để giải quyết vấn đề nguyên liệu protein C ở cơ thể người, các nhà khoa học đã quan sát đến lợn. Bởi vì lợn tương đối thích hợp với chăn nuôi quy mô lớn, giá thành chi phí sẽ không quá cao. Đương nhiên, đây không phải là lợn thông thường mà là lợn chuyển gen thông qua xử lí đặc biệt, cũng có thể nói rằng, những con lợn này đã khống chế gen protein C ở cơ thể người chuyển vào trong cơ thể lợn.

Nhìn lợn chuyển gen chẳng có gì khác với lợn thông thường, nhưng trong sữa của chúng có protein C ở cơ thể con người. Điều người ta kinh ngạc khó hiểu là trong mỗi mililit sữa người chỉ có 5 mg protein C của cơ thể con người, còn trong sữa của lợn chuyển gen lại có thể cao đến 100 mg, thậm chí là nhiều hơn.

Đương nhiên, một đàn lợn chuyển gen cũng giống như một xưởng chế tạo thuốc động vật. Chúng không chỉ có thể sản xuất ra protein C của cơ thể con người mà còn có thể sản xuất ra các dược phẩm sinh vật khác như hồng cầu, axit lactic CH3CHOHCOOH... Ngày nay, các nhà khoa học đang nuôi cấy động vật chuyển gen khác để cho xưởng thuốc động vật phát huy được tác dụng lớn hơn.

Vì sao chiêm bao?

Chiêm bao là hiện tượng sinh lý thần bí nhất, nhưng cũng phổ thông nhất. Khi chiêm bao, người ta hầu như bước vào một thế giới mới lạ.

Máu chảy trong cơ thể như thế nào?

Máu tuần hoàn trong cơ thể, thậm chí lúc ngủ cũng không ngừng chảy. Vậy quy luật lưu động của máu như thế nào? Như ta đã biết, máu là chất lỏng giống...

Vì sao ong hút mật?

Để làm ra mật, ong thu thập mật hoa. Vì trong mật hoa có chứa nhiều nước nên ong cần làm việc vất vả hơn để làm khô lượng nước này.

Con nhện giăng tơ bằng cách nào giữa khoảng cách hai cây rất xa?

Khi bạn nhìn thấy giữa các cây hai bên bờ kênh, hoặc hai góc nhà cách nhau rất xa, có kết một mạng nhện thường sẽ nghĩ đến một vấn đề: Nhện vừa không biết bơi, cũng không biết bay thì nó làm cách nào để giăng tơ?

Vì sao phải đề phòng bệnh đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ là bệnh "viêm kết mạc cấp tính", do vi khuẩn hoặc độc tố bệnh gây nên. Bệnh phát rất gấp, sau khi nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố bệnh mấy giờ...

Thế nào là "Chính sách bong bóng"?

"Chính sách bong bóng” là chính sách quản lí môi trường rất nổi tiếng được người Mỹ đặt ra năm 1979. Chữ “bong bóng” ở đây là chỉ như bong bóng xà...

Vì sao phải phân loại để thu gom rác thải thành phố?

Cùng với sự phát triển của công nghiệp và mức sống ngày càng nâng cao, lượng rác thải cũng ngày càng tăng. Nên xử lí rác thải như thế nào đã trở thành...

Đo nhiệt độ Mặt trời như thế nào?

Từ rất sớm nhà thiên văn Nga Sailasji đã từng làm một thí nghiệm rất lý thú. Ông dùng một thấu kính lõm đường kính 1 m hướng về Mặt Trời, ở tiêu điểm...

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?