Sao chổi đâm nhau là thế nào?

Năm 1994 lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hàng nghìn, hàng vạn người tận mắt nhìn thấy một sự kiện trong vũ trụ xưa nay chưa hề xảy ra, đó là sao chổi "Shoemaker - Levy 9" (gọi tắt là SL9) đã đâm vào Mộc Tinh - hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời.

Từ 4 giờ 15 phút ngày 17 tháng 7 năm 1994 đến 8 giờ 12 phút ngày 22, trong thời gian hơn 5 ngày, hơn 20 mảnh vụn của sao chổi SL9 liên tục đâm vào Mộc Tinh. Điều đó tương đương với hơn 130 giờ trên Mộc Tinh liên tục nổ 2 tỉ qủa bom nguyên tử, phóng thích ra một năng lượng tương đương với 40 vạn tỉ tấn của thuốc nổ TNT cực mạnh.

Sao chổi vì sao lại đâm vào Mộc Tinh?

Các nhà thiên văn thông qua quan sát và tính toán phát hiện: SL9 đã lao vào hệ Mặt Trời của ta trong một thời gian tương đối dài. Trên đường bay vào hệ Mặt Trời, ngày 8 tháng 7 năm 1992, khi cách trung tâm Mộc Tinh khoảng 11 vạn km, với Mộc Tinh có bán kính 7 vạn km mà nói thì đó là cự ly rất gần. Sức hút to lớn của Mộc Tinh đã làm cho sao SL9 tan vỡ. Đợi đến tháng 3 năm 1993 hai vợ chồng Shoemaker và ngài Levy phát hiện ra SL9 thì tối thiểu lúc đó nó đã vỡ thành 21 mảnh. Những mảnh vụn này sắp thành hàng dọc với chiều dài hơn 16 vạn km. Có người hình dung nó là "một đoàn tầu hoả" đang lao vào không gian hệ Mặt Trời.

Mộc Tinh không những đã nghiền nát sao chổi mà còn làm thay đổi quỹ đạo của nó. Sau khi SL9 được phát hiện không lâu các nhà thiên văn đã đưa ra dự báo chính xác: không những nó sẽ đâm vào sao Mộc mà còn thông báo được thời gian và vị trí của sao Mộc bị đâm. Sự kiện này phát sinh đúng giờ dự báo. Hồi đó 21 mảnh vụn cấu tạo thành "đoàn tàu vũ trụ" dài 16 vạn km, trong đó hơn một nửa số mảnh vụn có đường kính lớn hơn 2 km, mảnh vụn lớn nhất có đường kính khoảng 35 km, nó là mảnh vụn đầu tiên đâm vào Mộc Tinh. Năng lượng va chạm tương đương với 6 nghìn tỉ tấn thuốc nổ TNT, nhiệt độ tức thời lên đến trên 3 vạn °C, có thể đạt đến 5 vạn độ C. Đường kính hố va chạm tương đương với 80% đường kính của Trái Đất. Vết đen chung quanh chỗ va chạm còn to hơn Trái Đất rất nhiều. Tất cả những điều này chứng tỏ Mộc Tinh đã bị va chạm nặng nề.

Hồi đó toàn thế giới đều chú ý đến kỳ quan vũ trụ ngàn năm khó gặp này. Những kính viễn vọng đang quan sát bầu trời và những thiết bị thăm dò Mộc Tinh mang tên Galilê cũng đều được đưa vào quan sát và thu được nhiều tài liệu quý báu.

Có thật các hành tinh đều ở gần đường hoàng đạo?

Quỹ đạo của các hành tinh chỉ nghiêng một chút so với mặt phẳng quỹ đạo trái đất (hoàng đạo).

Vì sao không dùng nước thải để tưới ruộng?

Dùng nước thải để tưới ruộng đã có một lịch sử lâu đời. Thời kỳ trước Công nguyên, Trung Quốc cổ đại đã từng dùng nước thải để tưới ruộng.

Vì sao cấm sử dụng thuốc DDT để trừ sâu bệnh?

Trước hết chúng ta xem cảnh tượng sau: chim bị chết hàng loạt, số ít còn sống sót đang phải nằm trong tổ, nhưng trứng chúng đẻ ra không thể nở thành...

Vì sao phải xây dựng phòng bảo ôn nhân tạo?

Cây cối không biết nói, cũng không biết đi, chúng sống trong thiên nhiên, chỉ có thể dùng sự sinh trưởng tốt hay xấu, sản lượng thấp hay cao để biểu...

Tại sao lươn cái lại biến thành lươn đực?

Khi mổ lươn, ta thường phát hiện những con lươn to và ráp đều không có trứng mà những con nhỏ, mịn lại có trứng, vậy nguyên nhân do đâu?

Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá?

Cá thường có mùi tanh. Khi chiên cá nếu thêm một ít rượu thì mùi tanh của cá sẽ biến mất.

Tại sao phải phát triển ngành nông nghiệp sinh thái?

Ở nông thôn các vùng Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Đông Trung Quốc, họ đào ao, trong ao nuôi cá, trên ao trồng dâu, dưới cây dâu trồng cỏ, lấy dâu nuôi...

Tinh thể lỏng là gì?

Nói đến tinh thể lập tức người ta nghĩ ngay đến kim cương, muối ăn…, chúng đều là những chất rắn. Thế tinh thể lỏng có phải là chất lỏng kết tinh...

Thực vật ở dưới biển sâu tiến hành quang hợp như thế nào?

Những thực vật sống ở trên cạn đều dựa vào chất diệp lục có trong cây, lợi dụng ánh sáng làm động lực lấy cacbonic và nước làm nguyên liệu, qua sự...