Xa lộ thông tin bị tắc nghẽn thì sao?

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của người sử dụng mạng và lượng tin trên mạng Internet ngày càng trở nên quá tải. Hiện tượng "tắc xe" trên xa lộ thông tin cũng tựa như tình trạng tắc xe trong các thành phố lớn, ngày càng nghiêm trọng. Có người đã gọi WWW (World Wide Web) một cách hài hước là "WWW hãy chờ đấy".

Có biện pháp nào để giải quyết mâu thuẫn ngày càng gay gắt này không? Biện pháp thì có đấy.

- Một biện pháp là mở một con "đường bên cạnh". ủy ban ngân sách khoa học quốc gia Mĩ để giúp nhà khoa học giải quyết vấn đề những văn kiện dữ liệu có khối lượng thông tin to lớn cần truyền tải đã phải tiêu phí biết bao thời gian cho việc chờ đợi mà đã đặt ra việc mở ra một con "đường bên cạnh" cho các nhà khoa học, để họ có thể rẽ vào "đường cao tốc". Như vậy, những nhà khoa học ở những địa điểm khác nhau đã có thể cùng làm việc với nhau theo hình thức nhóm ở trên mạng Internet, có thể trao đổi cho nhau văn kiện dữ liệu với khối lượng lớn, và còn có thể mở cuộc họp truyền hình (cầu truyền hình).

- Biện pháp thứ hai là xây dựng "Internet2" (mạng siêu tốc). Kế hoạch này là đưa đường truyền thông tin cao tốc vào trong mạng Internet đông đúc hiện nay. "Internet2" trong mắt các nhà khoa học là một phương pháp truyền tải khối lượng dữ liệu lớn mà thiết bị (thuê bao) đầu cuối nhanh chóng và đảm bảo tiến hành thông qua điện thoại, đường cáp, vệ tinh và những mạng đã phát minh khác. "Hội nghị mô phỏng" chính là một cách thức tiên tiến dẫn đầu của kĩ thuật hiện nay. Mạng Internet ngày nay chẳng khác gì xa lộ một làn đường có biết bao nhiêu lối vào mà không có sự quản lý nào cả. Ở đây không có đèn đỏ để chỉ dẫn đường xe, không có ai nói với bạn rằng bạn có định dùng nó không. Bởi vậy, khi giao thông lúc cao điểm thì tốc độ xe cộ trên đường đương nhiên sẽ chậm lại. World Wide Web trở thành "www hãy chờ đấy" là vì thế. Còn "Internet2" sẽ tăng cường thu "thuế đường", từ đó sẽ nâng cao tốc độ của mạng.

Chúng ta có thể tin rằng, cùng với sự cải tiến kĩ thuật thông tin thì hiện tượng "tắc đường" trên xa lộ thông tin sẽ có chuyển biến tốt.

Tại sao có thể trượt trên băng nhưng không thể trượt trên bề mặt thuỷ tinh?

Trượt băng là môn thể thao được nhiều người yêu thích. Khi vận động viên đi giày trượt băng họ có thể lướt như bay.

Có phải côn trùng hình gáo là những côn trùng có ích không?

Côn trùng hình gáo là một thành viên có hình dáng rất kì lạ trong vương quốc côn trùng. Chúng giống như nửa quả bóng cao su bị cắt làm hai, hay giống như một cái gáo nước nhỏ, vì thế, côn trùng hình gáo có được cái tên như vậy.

Thế nào là cầu cáp treo?

Cầu cáp treo cũng chính là cầu treo, nó dùng dây cáp kéo lên trên không ở hai bờ sông, mặt cầu được treo lên trên dây cáp đó.

Thế giới có bảy kỳ quan nào?

Hai thế kỷ trước Công nguyên, thành La Mã có một tác giả lữ hành gia tên là Antơbat. Sau khi đi chu du ở các nước trên thế giới, ông đã nêu lên bảy...

Vì sao nói chúng ta đang sống trong môi trường đầy phóng xạ?

Phóng xạ không còn là điều bí mật, cũng không đáng sợ. Nó là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại khắp nơi và bất cứ lúc nào xung quanh ta.

Sau khi trâu, bò và dê ăn xong cỏ, tại sao miệng không ngừng nhai?

Trâu, bò và dê khi đang nghỉ ngơi hoặc nằm nghỉ trên đất, miệng của chúng nhai liên tục, giống như đang ăn một thứ rất khó nghiền nát.

Tại sao trên một đường dây điện thoại lại có thể cùng thực hiện nhiều cuộc gọi?

Ngày nay nếu muốn trò chuyện với bạn bè, ta không cần bước ra khỏi cửa, gọi điện thoại là được rồi. Điện thoại đường dài lại càng thể hiện khả năng...

Các con đường ở thành phố được phân cách như thế nào?

Trên một số con đường lớn, bạn có thể thấy một vạch lớn màu trắng hoặc màu vàng phân cách luồng xe đi lại, ở ngã ba, ngã tư, có đường kẻ sọc dành cho...

Tại sao khi gõ vào đồ sứ có thể phán đoán được chất lượng?

Khi mua đồ sứ, người ta thường quen tay gõ vào thành bên ngoài của nó. Nếu đồ sứ phát ra tiếng giòn vang, người ta sẽ chọn mua, còn nếu phát ra âm thanh đục và rè, người ta sẽ đặt trả lại trên giá.