Tại sao cây ăn quả phải trải qua việc chiết cành?

Lúa, mì, cà, ớt, bông... đều là gieo bằng hạt. Nhưng các loại cây ăn quả như táo, lê, đào sau khi dùng hạt giống để sinh sôi thành cây non đều phải trải qua quá trình chiết cành mới có thể ra giống tốt. Tại sao lại như vậy?

Nghe kể, cách đây rất lâu, người xưa trồng cây ăn quả, đầu tiên cũng là phương pháp gieo hạt, họ giữ lại những hạt giống của quả ngon lại để làm giống sinh sôi, muốn trồng ra loại cây ăn quả ngon, cũng giống như loại dưa có thể giữ lại những hạt giống tốt. Tuy nhiên điều khiến họ thất vọng là kết quả thu được hoàn toàn ngược lại, quả những cây này thường không giống như trước, hầu như là trồng 10 cây thì 10 cây, 100 cây thì 100 cây đều giống nhau, cho chất lượng đa số bị biến đổi xấu đi. Con người khi đó mặc dù không tìm ra nguyên nhân, nhưng qua nhiều kinh nghiệm sau này họ cũng dần dần bỏ đi phương pháp trực tiếp trồng bằng hạt giống mà thay đổi bằng phương pháp chiết cành.

Ngày nay, chúng ta có thể ăn được những loại quả ngon như quýt mật ở Châu Phi ấm áp, lê, đào lai... đều là do công lao của phương pháp chiết cành, trong quá trình sinh sôi lâu dài chúng không hề có sự biến dị.

Đến thời cận đại, cùng với sự phát triển của khoa học câu đố này đã được giải đáp. Hóa ra, cây ăn quả và các loại dưa không giống nhau, tỉ lệ kết quả tự hoa của chúng cực thấp, đa số đều cần truyền phấn dị hoa mới kết quả được.

Trong điều kiện tự nhiên, hạt giống của cây ăn quả vốn không phải là thuần chủng mà là hạt giống tạp giao, sau khi nhận hoa phấn của một cây khác, vì thế quả khi trưởng thành đương nhiên không giống như trước, chất lượng sản phẩm xấu đi, đó là do cây mẹ nhận phấn hoa của cây dại. Sử dụng phương pháp chiết cành thì lại khác, dùng cành nhánh hoặc mầm trên cây già sinh sản vô tính, không trải qua tạp giao, vì thế đời sau không có sự thay đổi.

Tuy nhiên ưu điểm của biện pháp chiết cành không chỉ dừng ở đó, nó còn có thể khiến cho cây ăn quả kết quả sớm, tăng cường tính thích nghi và tính đề kháng. Ví dụ chiết cành cây táo sau một, hai năm là kết quả. Cây lê cũng giống như vậy, phía Bắc dùng cây lê mùa thu làm cây được chiết cành, tăng sự chịu lạnh, phía Nam dùng cây lê đường làm cây được chiết cành tăng sức chịu ẩm, úng. Khu Triều Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc, lấy cây cam tiêu, ghép lên cây chanh hồng tính chịu úng khỏe, có thể trồng được trong nước. Ở vùng Tây Bắc – Trung Quốc, lấy cây táo ghép lên cây lan châu thu tử, có thể khiến bệnh giảm nhẹ. Do phương pháp chiết cành cây ăn quả có nhiều ưu điểm cho nên ngày nay đã trở thành một phương pháp trồng cây ăn quả phổ biến nhất.

Tại sao chồn sóc lại có thể ăn được nhím?

Nhím là loài động vật cỡ nhỏ, chuyên ăn côn trùng, đặc điểm lớn nhất của nó là khắp thân mọc đầy gai nhọn...

Tại sao có một số loài cá ở biển sâu lại có thể phát sáng?

Có một số cá biển, đặc biệt là loài cá sống ở trong biển sâu có ánh sáng tương đối yếu, thường sẽ phát ra ánh sáng chói lọi.

Thế nào là “giả thiết liên tục”?

Trên đây chúng ta vừa nghiên cứu tập hợp số thực có cơ số không phải là X0. Để đưa ra kết luận này, điểm chủ yếu là không thể sắp xếp các số thực theo...

Thiên văn và khí tượng quan hệ với nhau như thế nào?

Trung Quốc thời cổ đại hình dung một người có kiến thức uyên bác là "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên thông thiên văn" bao gồm sự hiểu...

Vì sao lại có mưa axit?

Nước mưa nói chung là trung tính, nhưng cũng có loại nước mưa thể hiện tính axit. Khi nước mưa vương vào mắt khiến ta cảm thấy đau nhức, rơi lên vai...

Vì sao không nên vừa ăn, vừa xem sách báo?

Trước khi ăn, không nên cãi nhau tức khí, càng không nên tranh luận kịch liệt, vì tất cả những điều đó sẽ làm nhiễu loạn sự kích thích não, khiến hệ...

Châu Phi đã bị chia cắt như thế nào?

Châu Phi trong con mắt của người châu Âu hàng nghìn năm nay vẫn là mảnh đất thẩn bí. Ngay từ thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, trong sách của...

Vì sao môn toán được tất cả các nước trên thế giới chọn làm môn học chính ở bậc phổ thông?

Trong chương trình học của bậc học phổ thông, toán, văn và ngoại ngữ được xem là ba môn học chính. Trong các năm học từ cấp một đến cấp ba, năm nào...

Tại sao đũa nhìn trong nữa trông như bị gãy?

Trong cuộc sống có nhiều hiện tượng lí thú mà bạn đội khi không để ý. Ví dụ, bạn thả chiếc đũa vào trong bồn rửa hoặc vào trong bát hay chén nước, một nửa của chiếc đũa ngập trong nước, nửa còn lại ở bên trên...