Động vật khác với thực vật ở điểm nào?

Động vật và thực vật đều thuộc về sinh vật nhưng chúng lại là hai loại sinh vật lớn khác nhau hoàn toàn, hầu như mọi người đều có thể phân biệt được chúng.

Nhưng có một số loại vừa giống động vật lại vừa giống thực vật, ví dụ như san hô mà mọi người đều rất quen thuộc, cách đây hơn 100 năm về trước, do nó nhìn giống như có rễ cây, thân cây, lá cây và cành cây nên dễ nhận nhầm nó là một loại thực vật.

Vậy thì rốt cuộc động vật và thực vật có những sự khác biệt chủ yếu nào? Các nhà khoa học quy nạp thành bốn phương diện.

Hầu như tất cả thực vật đều nảy mầm sinh trưởng, khai hoa kết quả cùng một chỗ, cũng có thể nói là nếu không động đến gốc đất thì sống được cả đời. Đương nhiên, bên trong này cũng có chút ngoại lệ, như thực vật thuỷ sinh loại nhỏ sống trôi nổi trên nước. Trái ngược lại với thực vật, đại đa số động vật để tìm thức ăn, tránh địch hay nguyên nhân khác thường chạy đi chạy lại, nằm ở trạng thái vận động.

Thực vật từ nhỏ đến lớn, các khí quan vẫn phát sinh thay đổi tăng giảm không giống nhau, ví dụ như thời kì nhỏ chỉ có rễ cây, thân cây, lá cây, sau khi trưởng thành mọc ra hoa, sau khi hoa héo tàn lại kết thành quả. Mà đại đa số động vật (trừ động vật bậc thấp) bất kể là bé hay lớn thì các khí quan như ngũ quan, tứ chi không tăng không giảm, chỉ có thể tích là to nhỏ không giống nhau. Ví dụ sư tử con hay hổ con vừa được sinh ra đã có đầy đủ các khí quan giống như cha mẹ của chúng.

Về đặc tính thói quen sinh sống của hai loài thì thực vật có đặc điểm rất quan trọng, là ngoài một số ít thực vật kí sinh và ăn ruỗng ra, chúng đều có thể tiến hành tác dụng quang hợp, có thể tự tạo ra "lương thực" nuôi sống chính mình. Động vật lại không thể làm được điều này, chúng chỉ có thể dựa vào thức ăn thực vật hoặc thức ăn động vật khác để nuôi sống bản thân.

Sự khác biệt giữa thực vật và động vật còn có một tiêu chuẩn rất rõ rệt. Quan sát tế bào của chúng dưới kính hiển vi thì sẽ phát hiện tế bào của thực vật đều có một tầng vách tế bào vừa dày vừa cứng, mà tế bào động vật thì chỉ có màng tế bào lại không có vách tế bào.

Tại sao người Nhật thích mặc Kimono?

Hoà Phục (quần áo Nhật Bản) là trang phục truyền thống của người Nhật Bản, người Nhật gọi nó là Kimono. Ở Nhật Bản, Kimono xuất hiện cho đến nay đã...

Vì sao không khí ô nhiễm?

Trong thiên nhiên thành phần không khí trong sạch tương đối đơn giản: thông thường nitơ chiếm 78%, oxi chiếm 21%, khí trơ chiếm 0,93%, còn có một...

Khi nào thì ếch thích kêu nhất?

Từ góc độ tiến hoá mà nói, ếch là động vật đầu tiên dùng thanh đới phát ra tiếng kêu. Cũng giống như ở người, thanh đới của ếch cũng nằm trong xoang hầu, khi không khí đột ngột chạy vào làm chấn động thanh đới và gây ra âm thanh.

Tại sao một số thực vật lại có khả năng tự bảo vệ mình?

Khi chúng ta đi dã ngoại, khảo sát, thường có một cảm giác rơi vào những chiếc bẫy gai của thực vật. Ở khu núi phía Bắc, điều phiền phức nhất là gai...

Tại sao bạc hà đặc biệt mát lạnh?

Vào mùa hè nóng nực, ngắt một chiếc lá bạc hà, nhai nhai sẽ có một luồng hương thơm mát; nếu hái mấy lá rồi ngâm trong nước sôi, đợi sau khi nguội...

Làm thế nào để phát hiện được vết tay vô hình?

Vân tay chính là hình của da đầu ngón tay của mỗi người, do mồ hôi tiết qua kẽ da để lại. Với mỗi người có vết vân tay riêng, không ai giống ai, cho...

Vì sao thép không gỉ lại bị gỉ?

Ngày nay các vật dụng chế bằng thép không gỉ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Các đồ dùng bằng thép không gỉ như cốc, liễn...

"Giờ Bắc Kinh" có đúng là giờ thực ở Bắc Kinh không?

Đất nước Trung Quốc rộng mênh mông, từ phía tây đến phía đông là từ 73o đến hơn 135o kinh đông, vượt qua 5 múi giờ tức là từ múi đông 5 đến múi đông 8.

Vì sao nói môi trường cũng là nguồn tài nguyên quí báu?

Môi trường tự nhiên bao gồm: nước, không khí, đất đai, rừng xanh, thảo nguyên, động vật hoang dã, v.v.