Tại sao gấu Bắc Cực không sợ lạnh giá ở Bắc Cực?

Bắc Cực là một thế giới tràn ngập băng tuyết. Đối mặt với khí hậu lạnh giá như vậy, có nhiều loài động vật to lớn lùi bước, nhưng gấu Bắc Cực lại có thể sinh sống một cách vui vẻ ở đó. Tại sao gấu Bắc Cực lại không sợ lạnh nhỉ?

Đó là bởi vì bộ lông của gấu Bắc Cực rất khác thường, kết cấu đặc biệt của chúng có tác dụng giữ nhiệt rất tốt.

Chúng ta đã biết, phàm là những động vật có thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ Trái Đất thì đều có thể dùng máy ảnh tia hồng ngoại hàng không để chụp, nhưng lại không thể chụp được gấu Bắc Cực. Hoá ra thân nhiệt của gấu Bắc Cực và nhiệt độ băng tuyết của vùng Bắc Cực gần như bằng nhau. Nếu như chuyển sang dùng máy ảnh tia tử ngoại để chụp thì sẽ chụp được gấu Bắc Cực một cách rõ nét, hơn nữa, trên ảnh chúng còn đậm hơn nhiều so với màu sắc của băng tuyết xung quanh. Điều này cho thấy bộ lông màu trắng của gấu Bắc Cực có thể hấp thu được tia tử ngoại, cho nên mới được máy ảnh tử ngoại chụp rõ nét như vậy.

Tại sao bộ lông màu trắng của gấu Bắc Cực có thể hấp thu được một lượng lớn tia tử ngoại như vậy? Dùng kính hiển vi điện tử quan sát bộ lông của gấu Bắc Cực sẽ phát hiện thấy những sợi lông trắng đó giống như những chiếc ống rỗng, bên trong sợi lông không hề chứa bất kì một sắc tố nào. Nhìn bình thường sở dĩ nó có màu trắng là vì bề mặt trong của ống lông tương đối thô ráp, giống như những bông tuyết trong suốt khi rơi xuống đất thì có màu trắng vậy. Quan sát kĩ hơn nữa sẽ phát hiện thấy loại ống lông này có thể để cho tia tử ngoại xuyên qua tâm, giống như một ống dẫn tia tử ngoại thông suốt vậy. Điều này chứng tỏ gấu Bắc Cực có thể hấp thu gần như toàn bộ ánh sáng Mặt Trời bao gồm cả tia tử ngoại chiếu trên mình nó để làm tăng thân nhiệt của mình lên.

Gấu Bắc Cực có bộ lông vừa dài vừa dày, lại vừa rộng, thêm vào đó có thể hấp thu đầy đủ ánh sáng Mặt Trời, nên chúng không sợ cái lạnh giá ở vùng Bắc Cực. Bộ lông của gấu Bắc Cực cũng đã trở thành một trong những bộ lông giữ nhiệt tốt nhất trên thế giới.

Vì sao các vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất theo những quỹ đạo khác nhau?

Các vệ tinh nhân tạo chuyển động trên bầu trời của Trái Đất, theo chế độ cao quỹ đạo cách mặt đất có thể phân chia thành ba loại: quỹ đạo gần mặt đất...

Loài dơi bắt mồi như thế nào?

Loài dơi có cái đầu giống chuột, trên mình lại có lớp màng phủ giống lông chim. Nó treo ngược thân mình trong hang, ngày ngủ đêm đi kiếm mồi.

Tại sao nước biển mặn?

Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối...

Cơ thể nam và nữ có gì khác nhau?

Ở trẻ em, sự khác nhau giữa nam và nữ không rõ rệt, ngoại trừ cơ quan sinh dục. Đến sau tuổi dậy thì, sự khác biệt giữa nam và nữ mới biểu hiện trên...

Tại sao cây đa có thể một mình tạo thành rừng?

Cây đa là một loại cây cao to, xanh quanh năm, chịu được nhiệt độ cao, mưa to, độ ẩm không khí lớn, nó sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới,...

Tại sao rắn có thể nuốt thức ăn to gấp nhiều lần so với đầu của nó?

"Lòng tham vô đáy của con rắn bé nhỏ, nó muốn há miệng, nhe răng để nuốt trôi con voi to lớn...".

Tại sao chó thường hay thè lưỡi vào mùa hè?

Trên thực tế, cho dù không phải là mùa hè, đôi khi lưỡi của chó cũng phải thè ra, ví dụ sau khi chạy nhanh hoặc đánh nhau, cơ thể nóng lên thì chó cũng phải thè lưỡi ra để toả bớt nhiệt lượng.

Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá?

Cá thường có mùi tanh. Khi chiên cá nếu thêm một ít rượu thì mùi tanh của cá sẽ biến mất.

Vì sao trên cao nguyên và núi cao cũng có ao hồ?

Sông hồ phân bố nhiều ở đồng bằng, trên một số cao nguyên, núi cao cũng có nhiều ao hồ.