Tại sao máy tính buộc phải có phần mềm mới có thể làm việc được?

Mọi người đều biết máy tính là loại công cụ cao cấp nhiều chức năng, có thể giải quyết nhiều vấn đề phức tạp. Khi bạn gặp vấn đề nan giải cần có máy tính trợ giúp thì bạn cần chuyển vấn đề nan giải thành dãy lệnh máy tính cho máy vận hành. Muốn làm được việc này, phải dựa vào phần mềm. Loại phần mềm này được gọi là phần mềm ứng dụng. Các bộ phận bên trong máy tính muốn làm việc phối hợp với nhau một cách hiệu quả thì cần còn phần mềm tự quản lý, loại phần mềm này gọi là phần mềm hệ thống.

Máy tính gồm có những bộ phận cơ bản tạo thành như bộ xử lí trung tâm (CPU) bộ nhớ (bao gồm bộ nhớ chính RAM, bộ nhớ chỉ đọc ROM) và các thiết bị xuất nhập (phần cứng xuất và phần cứng nhập). Phần mềm quản lý những thiết bị đó gọi là hệ điều hành, nó thuộc về phần mềm hệ thống, là bộ phận chủ yếu nhất của phần mềm hệ thống. Trong quá trình ta chuyển vấn đề khó giải thành các lệnh cho máy tính thì thường là do người lập trình viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình, và chương trình này CPU rất khó trực tiếp vận hành, cần phải có một chương trình biên dịch (giải thích) nữa thì mới có thể chuyển thành chương trình lệnh cho máy. Bởi vậy, phần mềm hệ thống ngoài việc bao hàm hệ điều hành còn gồm cả ngôn ngữ lập trình và hệ thống biên dịch của nó (hoặc giải thích) và cả chương trình phục vụ khác. Chỉ có vậy máy tính mới có thể thực sự bắt đầu vận hành chương trình, giải quyết vấn đề khó đặt ra. Cho nên, không có phần mềm thì máy tính không có đối tượng phục vụ, cũng không thể có khả năng tiến hành công việc chắc chắn.

Cùng với việc phát triển của máy tính và ứng dụng của nó thì những vấn đề cần đến nó giải quyết ngày càng nhiều và ngày càng phức tạp. Bởi vậy, phần mềm vận hành trên máy tính cũng ngày càng to lớn, chức năng ngày càng mạnh mẽ, vượt xa khái niệm "tính toán" truyền thống. Vì thế, ngành công nghiệp phần mềm đã trở thành một ngành công nghiệp có tiền đề phát triển trong thời đại thông tin.

Vì sao tinh bột qua chảo dầu để lâu, khi ăn vẫn thấy ngon?

Qua kinh nghiệm thường ngày, bánh trung thu sau nhiều ngày bảo quản (thậm chí sau mấy tuần nếu bảo quản tốt) ăn vẫn thấy ngon, trong khi đó, bánh bao,...

Làm thế nào để rút các khoáng chất trong nước biển ra?

Nước biển màu xanh nên có tên gọi đẹp là "Kho báu màu xanh". Theo tính toán, trong nước biển chứa 17 triệu tỉ tấn natri, 2,1 triệu tỉ tấn magie, 60...

Tại sao bắp thịt của gà và cá có màu đỏ, màu trắng?

Trên bàn ăn, khi bạn gắp một miếng gà chặt hoặc miếng cá hấp thường sẽ phát hiện có một số cơ thịt màu hồng nhạt, có một số bắp thịt có màu xám trắng.

Tại sao sóng điện từ lại được coi là một dạng ô nhiễm môi trường?

Cuộc sống hiện đại khó có thể tách rời các thiết bị điện như tivi, tủ lạnh, máy tính... Các thiết bị điện đã góp phần nâng cao mức sống cho nhân loại, nhưng nó cũng mang đến không ít vấn đề.

Vạn Lý Trường Thành có đúng là một vạn dặm hay không?

Trường Thành là một trong những công trình vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới và cũng là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc. Trường Thành gọi đẩy đủ...

Bệnh ung thư có liên quan đến ô nhiễm môi trường không?

Bạn có biết thế nào gọi là “ba tác nhân” không? Đó là tác nhân gây ung thư, tác nhân gây dị dạng và tác nhân gây đột biến, nó dẫn đến bệnh ung thư,...

Tại sao hạt dưa hấu lại không nảy mầm trong quả được?

Mùa hè là mùa dưa hấu chín rộ, những đoàn xe, thuyền chở đầy ắp dưa từ nơi trồng trọt lũ lượt vào trong thành phố. Điều thú vị là trên đường vận...

Tại sao sấm chớp có thể làm hỏng điện thoại?

Sấm chớp là hiện tượng tự nhiên thường gặp. Theo thống kê hằng năm Trái Đất có hơn 1,3 tỉ lần sấm chớp, bình quân mỗi giây là 100 lần.

Trên thế giới thực sự có cây ăn thịt người không?

Trong giới tự nhiên, có động vật ăn thịt người. Vậy trên thế giới có cây ăn thịt người không? Các nhà khoa học trả lời: ít nhất là cho đến nay chưa có...