Than đá trông đen thui, đen nhẻm mà lại là quý giá. Trong các xưởng sản xuất khí than, than đá là nguyên liệu để sản xuất khí đốt và nhiều sản phẩm phụ khác lại có thể giảm bớt sự gây ô nhiễm môi trường. Đối với các gia đình, việc sử dụng khí đốt làm nhiên liệu tiện lợi hơn việc dùng nhiên liệu rắn như than, củi, rơm rạ để làm chất đốt. Tiếp theo việc dùng khí đốt cho các loại bếp ga, nhiều gia đình còn lắp đặt thêm lò sưởi bằng khí đốt, bếp khí đun nước sôi. Khí đốt quả rất có ích cho cuộc sống của chúng ta.
Thế nhưng khí than lại cũng giống như con ngựa hoang bất kham, nếu bạn không chú ý, nó sẽ gây nhiều tai hoạ. Khi có lượng lớn khí đốt rò rỉ rất dễ gây cháy nổ rất nguy hiểm. Ngoài ra người ta còn chịu sức ép lớn là khí đốt có độc tính mạnh, khiến người có thể bị trúng độc không hay biết, thậm chí có thể gây tử vong.
Vì sao khí than lại làm cho người ta ngộ độc? Sự trúng độc gây ra do hít phải khí độc. Chúng ta đều biết trong máu người có hồng cầu chứa các protein có công năng vận chuyển oxy. Khi người ta hít thở oxy vào phổi, hồng cầu có thể kết hợp với oxy tạo thành hợp chất giàu oxy và thông qua sự tuần hoàn, máu được vận chuyển đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Vì trong khí than có chứa cacbon monoxit, cacbon monoxit lại tác dụng với protein trong hồng cầu rất mạnh, mạnh gấp 200 lần so với oxy. Khi người ta hít thở cacbon monoxit vào phổi, protein trong hồng cầu sẽ tác dụng với cacbon monoxit nên oxy không tác dụng được với protein trong hồng cầu, oxy sẽ không được đưa vào nuôi sống cơ thể. Nếu quá trình hít thở phải cacbon monoxit kéo dài thì cơ thể người sẽ thiếu oxy gây tử vong. Theo tính toán nếu hàm lượng cacbon monoxit trong không khí vượt quá người ta sẽ cảm thấy đau đầu, buồn nôn. Nếu trải qua tình trạng này một thời gian dài sẽ hôn mê, nếu không tiến hành cấp cứu kịp thời có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Khí than có độc, thế nhưng hiện tượng trúng độc vì sao lại hay xảy ra trong mùa đông? Nguyên do là vào mùa đông khi có gió mùa đông bắc, trời lạnh, mọi nhà đều đóng kín cửa, không ít nhà đóng kín tất cả các cửa sổ. Hơn nữa vào mùa đông việc sử dụng khí than trong sinh hoạt thường nhiều hơn, nên khả năng rò rỉ khí than sẽ trở nên lớn hơn các mùa khác, nên trong mùa đông dễ xảy ra sự cố ngộ độc do khí than. Mặt khác khi khí than cháy không hoàn toàn cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc.
Cacbon monoxit là chất khí không màu, không mùi, nên người khó phát hiện được nó. Nhưng còn may là trong khí than còn có một ít loại khí có chứa lưu huỳnh rất khó ngửi. Khi chú ý đến đặc điểm này ta có thể kịp thời phát hiện sự có mặt của khí than trong nhà. Vì vậy để bảo đảm an toàn, khi cần lắp đặt các thiết bị sử dụng khí đốt phải cần đến các cán bộ chuyên môn thực hiện, nhờ đó có thể tránh được mối tai hoạ vô hình. Ngoài ra vào ban đêm khi không sử dụng khí (nhất là vào mùa đông) cần khoá kín các đường ống dẫn khí. Nếu có điều kiện mỗi gia đình nên lắp các thiết bị cảnh báo sự rò rỉ khí. Bình thường cần phải chú ý việc thông gió trong nhà ở, đặc biệt vào mùa đông, để bảo đảm không khí trong nhà được trong sạch.
Chỉ cần biết sử dụng khí đốt khoa học, hợp lý thì có thể tránh được hoàn toàn hiện tượng trúng độc.