Mọi người thường nói "tiện tay tắt công tắc đèn để tiết kiệm điện", câu nói này đúng với trường hợp bóng đèn sợi đốt nhưng đối với bóng đèn huỳnh quang, việc tắt bật nhiều lần sẽ rút ngắn tuổi thọ của bóng đèn. Vì sao lại như vậy?
Cần xem xét từ góc độ cơ lý phát sáng của bóng đèn huỳnh quang. Bóng đèn này còn được gọi là đèn Nê-ông. Ống đèn là một ống thủy tinh đã được hút hết không khí, bên trong được bơm một lượng nhỏ khí agonium và thủy ngân, hai cực ở hai đầu ống có một bộ dây tóc đèn, trên dây đèn có phủ lên một lớp bột điện tử có trong cấu tạo của chất muối carbonat dễ phát xạ điện tử, trong thành ống được phủ đều một lớp mỏng bột huỳnh quang halogien phốt phát. Ngoài ống bóng đèn ra đèn huỳnh quang còn bao gồm hai bộ phận quan trọng khác là tắc te khởi động và chấn lưu. Khi đèn huỳnh quang được bật lên thông qua thiết bị khởi động, dòng điện sẽ tăng lên tương đối lớn (lớn hơn 40% dòng điện nguồn lúc bình thường) làm cho sợi dây tóc ở hai đầu cực nhanh chóng tăng nhiệt phát ra một lượng điện tử lớn. Lúc này, thiết bị khởi động sẽ tự ngắt, chấn lưu sẽ sinh ra một dòng điện cảm ứng, dòng điện này được cộng thêm vào điện áp nguồn ở hai đầu cực của bóng đèn khiến cho điện tử chuyển động với vận tốc nhanh hơn rồi va đập với phân tử khí agenimum. Nhiệt do khí agennium sinh ra dẫn điện làm cho thủy ngân trong ống được chưng cất. Các phân tử thủy ngân trong điện tử và các phân tử agennium va đập với nhau bức xạ ra lượng lớn tia tử ngoại. Bột huỳnh quang trong thành ống dưới sự kích thích của tia tử ngoại sẽ hình thành quang chí phát sóng, bức xạ này gồm giống với ánh sáng ban ngày. Đây chính là quá trình khởi động của đèn huỳnh quang. Khi quá trình này kết thúc, điện áp ở hai đầu cực của ống đèn thấp hơn 110 vôn. Trong tình trạng điện áp như vậy, thiết bị khởi động sẽ bảo đảm ở trạng thái cắt. Lúc này, dòng điện trong đèn là dòng điện làm việc bình thường. Nó khiến cho khí agennium trở thành vật dẫn điện, từ đó duy trì việc phát sáng bình thường của đèn huỳnh quang. Vì thế, mỗi lần đèn huỳnh quang được bật lên là một lần các điện tử lại được phóng ra với tốc độ cao. Quá trình các hạt điện tử phóng ra sẽ va đập vào bột huỳnh quang ở hai cực của thành ống đèn, đồng thời các phân tử khí chưng thủy ngân ở hai cực cũng sẽ bức xạ ra những tia tử ngoại sớm nhất. Bột huỳnh quang bị va đập chủ yếu ở hai đầu cực. Cho nên, bột này dễ bị rụng và ngả màu đen. Quan sát bóng đèn huỳnh quang trong nhà, bạn có thể phát hiện thấy ở hai cực của ống đèn có nhiều đường viền màu đen, các viền đen này lớn dần, cuối cùng đèn sẽ không sáng nữa. Nếu bật nhiều lần sẽ rất hại cho ống đèn. Theo tính toán, mỗi lần đèn huỳnh quang được khởi động, tổn hại của ống đèn tương đương với tổn hại khi đèn ở trạng thái hoạt động bình thường trong vòng vài tiếng.
Tuổi thọ hạn định của đèn huỳnh quang dao động trong khoảng 2.000 đến 5.000 giờ. Cho dù không thắp sáng liên tục nhưng nếu tắt bật trên 1.000 lần ống đèn cũng sẽ bị hỏng. Do vậy, với bóng đèn huỳnh quang không nên tùy ý tắt bật, song cũng không phải là không được bật tắt, mà cần tránh việc tắt bật quá nhiều sẽ làm giảm tuổi thọ của bóng đèn.