Khoa học môi trường là gì?

Khoa học môi trường là khoa học xuất phát từ tổng thể môi trường, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường trong quá trình nhận thức và cải tạo thiên nhiên. Là môn khoa học mang tính tổng hợp mới ra đời, được phát sinh và phát triển do vấn đề môi trường mấy chục năm nay ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Trên Trái Đất mà chúng ta đang sinh sống, con người do năng lực nhận thức và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình sản xuất vật chất và cải tạo thiên nhiên đã gây nên ô nhiễm và phá hoại môi trường. Cùng với sự nâng cao năng lực cải tạo thiên nhiên, con người càng ngày càng phá hoại nghiêm trọng hơn môi trường mà mình đang sống. Vấn đề phá hoại môi trường do hoạt động của con người gây nên tuy từ ngàn xưa đã có, nhưng thực sự gây ra sự chú ý và làm cho nó trở thành một khoa học chuyên môn để tiến hành nghiên cứu thì mới chỉ xảy ra trong mấy chục năm gần đây.

Bắt đầu từ thập kỉ 50 của thế kỉ XX, lần lượt phát sinh ra các sự kiện: khói mù hóa học, sương mù ở Luân Đôn và loại bệnh nhiễm độc ở Nhật Bản, v.v... làm chấn động dư luận thế giới, khiến cho vấn đề môi trường trở thành vấn đề có tính toàn cầu. Nhiều nhà khoa học, bao gồm cả các nhà sinh vật học, hóa học, địa lí, y học và xã hội học đều vận dụng lí luận và phương pháp luận của môn khoa học môi trường để điều tra và nghiên cứu môi trường, do đó đã xuất hiện một số phân ngành khoa học mới như địa học, môi trường học, sinh vật học môi trường, y học môi trường v.v.. Khoa học môi trường chính là đã thai nghén và sản sinh ra trên cơ sở những môn khoa học này. Danh từ “Khoa học môi trường” được đưa ra sớm nhất do một học giả người Mỹ. Trước đó Khoa học môi trường chỉ mới nghiên cứu về vấn đề môi trường nhân tạo trong tàu du hành vũ trụ. Năm 1972, nhà kinh tế học người Anh B. Utto và nhà vi sinh vật học người Mỹ R. Tupos là chủ biên và xuất bản cuốn sách “Chỉ có một Trái Đất”. Cuốn sách được xem là tác phẩm có tính mở đầu cho Khoa học môi trường. Trong thời gian này, đại bộ phận các tác phẩm về môi trường đều nghiên cứu về sự ô nhiễm và những sự kiện gây tổn hại chung. Sau thập kỉ 70 dân số tăng cao; việc chặt phá rừng quá mức, diện tích sa mạc hóa không ngừng mở rộng, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng, cộng thêm nhiều nguồn tài nguyên không thể tái sinh bị tiêu hao quá mức, khiến cho con người ngày càng cảm thấy vấn đề môi trường còn bao gồm cả những vấn đề về bảo vệ thiên nhiên, cân bằng sinh thái cũng như các vấn đề về khai thác tài nguyên.

Có học giả cho rằng sự ra đời của Khoa học môi trường là một tiêu chí quan trọng thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên bắt đầu từ thập kỉ 60, vì nó không những đã thúc đẩy sự phát triển của các môn khoa học tự nhiên mà còn thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ hệ thống khoa học. Các lĩnh vực mà Khoa học môi trường nghiên cứu cũng bắt nguồn từ các môn khoa học tự nhiên và kĩ thuật công nghệ mở rộng sang các ngành khoa học xã hội như xã hội học, kinh tế học, luật học v.v... Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nghiên cứu Khoa học môi trường, con người nhất định sẽ tìm ra con đường để phát triển môi trường một cách hài hòa, bảo đảm tài nguyên được tiếp tục khai thác và tạo ra một môi trường sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Từ khoá: Khoa học môi trường.

Vì sao có thể nói toán học là khoa học về quan hệ tức “quan hệ học”?

Toán học nói chung là tìm các mối liên quan giữa số và hình, thông qua các mối quan hệ đặc biệt để nhận thức các quy luật khách quan. Vì vậy chúng ta...

Tại sao khủng long lại bị tuyệt chủng?

Trong lịch sử phát triển của sinh vật học, có rất nhiều loài động vật sau khi xuất hiện lại biến mất. Vì vậy chúng ta không cảm thấy kì lạ, bởi vì động vật tuyệt chủng trên thực tế là một giai đoạn tất yếu trong lịch sử tiến hoá của sinh vật.

Vì sao ăcquy lại có thể tích trữ được điện?

Có những loại pin điện có thể nạp, phóng điện nhiều lần. Người ta gọi các pin điện này là ăcquy hay còn gọi là pin điện tử thứ cấp.

Vì sao cùng là đồ dùng bằng gang thép mà chảo lại giòn, muôi lại dẻo, dao lại sắc?

Chảo nấu thức ăn, muôi, dao thái rau đều làm bằng thép. Tại sao cùng là đồ dùng bằng sắt thép cả nhưng chúng lại không giống nhau? Nguyên liệu dùng để...

Bệnh ung thư có liên quan đến ô nhiễm môi trường không?

Bạn có biết thế nào gọi là “ba tác nhân” không? Đó là tác nhân gây ung thư, tác nhân gây dị dạng và tác nhân gây đột biến, nó dẫn đến bệnh ung thư,...

Vì sao nói vệ tinh cảm nhận từ xa (viễn thám) là "con mắt nghìn dặm" để tìm hiểu biển?

Trái Đất ta sống là một quả cầu to lớn, diện tích bề mặt của nó khoảng 510 triệu km2. Trên biển khơi mênh mông chiếm khoảng 360 triệu km2.

Tại sao cây thuốc lá ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đặc biệt tốt?

Trung Quốc có nhiều nơi trồng cây thuốc lá, nhưng lá cây thuốc lá ở tỉnh Vân Nam tốt nhất. Trong 13 loại thuốc lá nổi tiếng mà toàn quốc chọn lựa thì...

Vì sao nheo mắt có giúp chúng ta nhìn rõ hơn?

Hành động nheo mắt làm thay đổi hình dạng không gian ánh sáng đi qua tạo nên hình ảnh sắc nét trên võng mạc...

Vì sao tiếng nói từ máy ghi âm phát ra khác với tiếng nói của mình?

Chúng ta thường gặp hiện tượng thú vị sau: khi ta nói hoặc hát, ghi băng lại, cho dù máy ghi âm tốt bao nhiêu thì khi phát băng, âm thanh mà ta nghe...