Sự cố rò rỉ hạt nhân có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Sau khi phát sinh sự cố rò rỉ hạt nhân, phần lớn các nguyên tố hạt nhân phóng xạ sẽ khuếch tán vào môi trường, trực tiếp uy hiếp an toàn tính mạng của nhân dân. Trong lịch sử từng phát sinh mấy lần sự cố rò rỉ hạt nhân nghiêm trọng. Ngày 8/10/1957 lò phản ứng hạt nhân dây chuyền bằng cacbon của Anh trong khi xử lí làm nguội than đã bị bốc cháy. Khi đó, khói trong lò chứa các chất phóng xạ bốc ra, đa số các chất phóng xạ đã được thiết bị lọc trên đỉnh ống khói giữ lại, nhưng còn một lượng lớn thoát ra môi trường, bao gồm iốt-131, xesi-137, stronti-89 và stronti-90 v.v..

Chu kì bán phân rã của iốt-131 là 8 ngày. Nó có thể thông qua chuỗi thực phẩm “cỏ súc vật ăn – sữa bò – người” đi vào tuyến giáp trạng của con người, chúng rất có hại đối với trẻ em ở thời kì phát dục. Khi đó, Chính phủ Anh bắt buộc phải hạ lệnh đổ tất cả sữa bò vắt được trong vòng mấy tháng của các nông trường xung quanh.

Chu kì bán phân rã của xesi-137 là 30 năm. Đặc tính sinh vật học của nó rất giống với kali. Sau khi nó bị cơ thể người hấp thụ thì tích lũy lại trong các tổ chức phần mềm, phải thông qua hấp thụ đào thải mới có thể bài tiết ra khỏi cơ thể.

Nguyên tố phóng xạ có hại nhất cho con người và có thể tồn tại lâu ngày trong cơ thể là stronti-90. Chu kì bán phân rã của nó là 28 năm. Đặc trưng sinh học của nó giống với canxi. Một khi đã xâm nhập vào cơ thể thì sẽ tích lũy lại trong xương, bài tiết ra rất khó. Tác động sinh học của stronti-89 tương tự như stronti-90, nhưng tuổi thọ của nó ngắn hơn nhiều. Chu kì bán phân rã của nó chỉ có 51 ngày.

Nếu chiếu xạ một lượng nhỏ lên cơ thể người, hiệu ứng của nó đối với cơ chế di truyền cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Nói chung, cơ thể sẽ được hồi phục trở lại. Nhưng khi bị hấp thu một lượng lớn thì sẽ xuất hiện nhiều loại phản ứng. Trước hết là chỉ tiêu máu phát sinh thay đổi, như số lượng bạch cầu giảm thấp, v.v.. nếu bị chiếu mãn tính thì sau khi bị tổn thương thường biểu hiện thành các chứng như bệnh máu trắng, khối u ác tính, thiếu máu tái sinh, mắt đục thủy tinh thể, sinh dục không phát triển, hoặc khiến cho các thế hệ sau bị dị dạng.

Ngày 26-4-1986, nhà máy điện hạt nhân Chernobyn của Liên Xô cũ đã phát sinh sự cố. Vì thiết kế của nhà máy điện hạt nhân này tồn tại một số nhược điểm, cộng thêm một vài sai lầm trong vận hành, kết quả khi tiến hành thí nghiệm lò phản ứng hạt nhân bị nổ, toàn bộ chất khí phóng xạ trong lò thoát ra không khí. Có khoảng 3% - 4% chất phân rã của lõi phóng thích ra bên ngoài, trong đó 10% - 20% là iốt-131 và xesi-137.

Phần lớn chất nhiễm xạ cấp tính nhanh chóng gây nên bệnh nhiễm xạ như: nôn mửa, xuất huyết, cảm nhiễm, rụng tóc và dẫn đến tử vong. Lần sự cố hạt nhân này làm cho 31 nhân viên vận hành và những nhân viên cấp cứu vì bị nhiễm xạ nặng mà chết. Chất phóng xạ khuếch tán ra các vùng xung quanh làm cho 13,5 vạn dân cư bị nhiễm xạ, tổn thất gần 10 tỉ rup. Hiện nay lò phản ứng số 4 xảy ra sự cố đã được dùng một cái chụp bê tông cốt thép vô cùng lớn chụp lên làm thành ngôi mộ. Hàng ngày ở đó có một đội ngũ hàng nghìn người tiến hành công tác nghiên cứu sinh vật học phóng xạ.

Công nghiệp hạt nhân trong quá trình phát triển còn phát sinh nhiều sự cố rò rỉ hạt nhân lớn nhỏ khác nhau. Để bảo đảm an toàn sinh mệnh và sức khỏe cho nhân dân thì các cơ quan về công tác phóng xạ phải dùng biện pháp an toàn có hiệu quả nhất và quản lí hữu hiệu nhất để ngăn ngừa phát sinh sự cố.

Từ khoá: Sự cố hạt nhân; Các sản vật phân rã; Nhà máy điện hạt nhân.

Nói "mặt trời mọc ở đằng đông" có đúng không?

Buổi sáng thức dậy, nhìn về phía đông, bạn sẽ thấy ông mặt trời đỏ ối từ từ mọc lên. Thế mà có người dám bảo rằng mặt trời không mọc ở phía đông! Không lẽ lại có chuyện như vậy?

Có phải các phương trình đều có thể giải bằng công thức không?

Nhiều người thích dùng công thức khi giải các phương trình vì chỉ cần theo các quá trình và quy phạm không cần phải tốn nhiều suy nghĩ. Ví như giải...

Tại sao trong điện thoại có tiếng đài phát thanh?

Gọi điện thoại có khi gặp tình huống thế này, vừa nhấc ống nghe lên thì đã thấy vang lên tiếng đài phát thanh. Khi kiểm tra đường dây điện thoại thấy...

Tại sao nghe tiếng nói của mình trong băng ghi âm lại cảm thấy xa lạ?

Nếu bạn ghi âm lại tiếng nói của mình sau đó mở ra nghe, bạn sẽ cảm thấy tiếng nói đó xa lạ, dường như không phải tiếng nói của chính mình. Tại sao lại như vậy?

Tại sao có thể quản lý việc thiết kế thi công mạng đường ống đô thị bằng máy tính?

Trong công cuộc xây dựng đô thị, người ta cần phải dựng trên mặt đất hoặc chôn xuống lòng đất mạng đường ống dày đặc như mạng nhện. Ví dụ như mạng...

Vì sao vẹt, yểng học được tiếng người?

“Mấy giờ rồi?”, “chào bác!'”, “ăn cơm chưa?”, “tạm biệt”… Có tiếng ai the thé thốt lên từ góc vườn, nhìn ra, bạn sẽ kinh ngạc khi thấy đó không phải là tiếng của chủ nhà, mà là tiếng một chú vẹt tinh nghịch.

Tại sao tàu hoả phải chạy trên đường ray thép?

Chắc chắn bạn đã từng đi tàu. Từng toa tàu nối dài với nhau một cách chỉnh tề, chạy vùn vụt trên đường ray thẳng tắp về phương xa.

Tại sao những bông hoa sặc sỡ màu sắc thường không có mùi thơm, còn hoa thơm thì lại thường có màu trắng?

Màu sắc sặc sỡ của hoa là một nguyên nhân quan trọng khiến cho con người thích thưởng thức chúng.

Hang động được hình thành như thế nào?

Ai đã từng một lần đi thăm những hang động như ở Vịnh Hạ Long hay Phong Nha-Kẻ Bảng đều không thể quên được những cột đá, măng đá, nhũ đá muôn hình...