Vì sao cấm sử dụng thuốc DDT để trừ sâu bệnh?

Trước hết chúng ta xem cảnh tượng sau: chim bị chết hàng loạt, số ít còn sống sót đang phải nằm trong tổ, nhưng trứng chúng đẻ ra không thể nở thành con. Mùa xuân đến hoa nở rộ khắp nơi nhưng không có ong đến lấy mật, không có ong truyền nhị phấn. Cây ra quả xấu xí. Trong lúc đó loài sâu bệnh lại phát triển rất nhiều. Hoa màu và cây ăn quả đều bị phá hoại nghiêm trọng. Con người rơi vào tình trạng đói khổ và bệnh tật. Đó là ác mộng chăng? Không phải, quả thực trên Trái Đất mà chúng ta sinh sống đang xảy ra điều đó. Đó là vì những tai họa to lớn do thuốc trừ sâu DDT và thuốc 666 mang lại cho con người.

DDT là chữ viết tắt tiếng Anh của hóa chất Dichlo-Dibenzen-Trichlo ethan, do nhà khoa học Ôsthơman Xithơlơ người áo năm 1872 sản xuất ra. Năm 1939 nhà hóa học Paoơ Niulơ người Thụy Sĩ phát hiện DDT có tính năng trừ sâu rất tốt, dùng để diệt các loài sâu phá hoại lương thực, cây ăn quả, rau xanh và các loài côn trùng gây bệnh rất có hiệu quả. Do đó DDT rất nhanh đã được dùng làm thuốc trừ sâu trên phạm vi rất rộng. Vì tính chất của DDT khá ổn định, hiệu quả của nó lâu dài, cộng thêm nó không dễ hòa tan trong nước, sau khi phun thuốc không bị nước mưa rửa sạch, cho nên sử dụng nó so với các loại thuốc trừ sâu khác hiệu quả rất nhanh, kinh tế hơn rất nhiều. Ngoài ra DDT dễ tổng hợp, có thể sản xuất một lượng lớn với giá rẻ. Vì vậy bắt đầu từ năm 1943 thuốc trừ sâu DDT được dùng rộng rãi với một lượng lớn trên toàn thế giới.

Loài người những tưởng rằng vấn đề trừ sâu hại được giải quyết triệt để từ đây. Song không may là sau khi sâu bệnh lắng xuống một thời gian thì chúng đã nhờn thuốc DDT và biến thành loài sâu có tính nguy hại lớn hơn đối với cây lương thực. Lúc đó thiên địch của sâu bệnh đã bị tiêu diệt phần lớn. Những loại thuốc trừ sâu này đồng thời với hiệu quả ngày càng giảm lại gây ô nhiễm rất nghiêm trọng đối với môi trường. Vì tính chất của chúng khá ổn định, tốc độ phân giải rất chậm, nếu muốn tiêu giảm 95% DDT trong đất phải cần đến 30 năm, vì vậy chúng tồn tại lâu dài trong môi trường. Phạm vi khuếch tán của DDT cũng rất rộng, nó có thể trôi theo nước và các dòng sông, bay theo không khí đến khắp mọi nơi trên thế giới, sau đó lại rơi xuống mặt đất cùng với nước mưa. Ở Châu Nam Cực và các đảo ở Bắc Cực người ta đã phát hiện thấy loại thuốc trừ sâu này. Có thể thấy rõ phạm vi ảnh hưởng của chúng là rất lớn. Ngoài ra thuốc trừ sâu DDT trong môi trường thông qua sinh vật tích lũy và thông qua các chuỗi thức ăn có thể được phóng đại và khuếch tán, có tính nguy hại rất lớn đối với con người và các loài sinh vật khác. Ví dụ DDT phá hoại sự hấp thu và đào thải bình thường đối với canxi, khiến cho vỏ trứng mỏng hơn và dễ vỡ, khiến cho trứng của các loài chim không nở thành con. DDT còn tích tụ trong lớp mỡ của cơ thể người, dẫn đến tác hại cho gan, thận và hệ thống thần kinh, gây nên ngộ độc mãn tính.

Tuy thuốc trừ sâu DDT chỉ sử dụng với số lượng lớn trong vòng 20 năm, nhưng tác dụng phá hoại môi trường và sinh thái của chúng vô cùng to lớn, mấy chu kì 20 năm nữa cũng chưa thể bù đắp lại được. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX, rất nhiều nước kể cả Trung Quốc đã cấm dùng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu DDT.

Từ khoá: DDT.

Tại sao tàu hoả phải chạy trên đường ray thép?

Chắc chắn bạn đã từng đi tàu. Từng toa tàu nối dài với nhau một cách chỉnh tề, chạy vùn vụt trên đường ray thẳng tắp về phương xa.

Vì sao trước khi đi ngủ cần xoa bóp da?

Không ít người trong giới phụ nữ có thói quen tẩy sạch các lớp mỹ phẩm đã sử dụng vào ban ngày trước khi đi ngủ. Vì vậy trong giấc ngủ họ cảm thấy da...

Xây dựng sân bay trên biển có những lợi ích gì?

Cùng với sự phát triển của ngành hàng không, số lượng và diện tích sân bay cần thiết tăng lên và mở rộng không ngừng. Đối với những thành phố ở vùng...

Vì sao các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối?

Các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối. Như ta đã biết bóng đèn điện 600 W sáng hơn bóng đèn 20 W, đó là vì sức phát ra ánh sáng của chúng khác...

Có phải kim loại hiếm đều thực sự "hiếm có" không?

Trong "đại gia đình" kim loại có đến 53 kim loại được gọi là kim loại hiếm. Nhưng liệu có phải các kim loại được gọi là hiếm tất cả đều ít có không?...

Tia vũ trụ là gì?

Thế giới tự nhiên mở ra trước mắt ta một cảnh tượng muôn màu, muôn vẻ. Các tia từ khắp chốn trong không gian bắn về Trái Đất, đưa lại cho ta chiếc...

Tại sao những cây ăn quả thấp lại có sản lượng cao?

Một số vườn quả già, cây ăn quả cao to, tán rộng, dưới tán cây rất râm mát. Nhưng bạn khó mà nhìn thấy trên cành cây ở dưới tán cây có quả.

“Bài toán qua đò” có bao nhiêu lời giải?

Đây là nội dung của trò đố vui cổ: Có người cần chở một con sói, một con dê và một sọt rau cải qua sông (ở đây giả thiết là sói không ăn thịt người)....

Đứng tại vị trí nào thì góc nhìn pho tượng lớn nhất?

Ở tại một công viên nọ có một bức tượng cao 3,5 m, pho tượng lại đặt trên bệ cao 2,46 m. Bạn có biết đứng tại vị trí nào thì góc nhìn pho tượng là lớn...