Tại sao trong tiếng Nhật lại có nhiều chữ Hán đến như thế?

Nhật Bản là một nước láng giềng của Trung Quốc, trong thời cổ đại nước này đã có nhiều mối quan hệ trao đổi với Trung Quốc.

Dưới triều nhà Tùy và nhà Đường, nền kinh tế của Trung Quốc phồn vinh, văn hoá phát triển hưng thịnh. Nhật Bản trước sau đã cử đi mười ba nhóm “Khiển Đường Sứ” (sứ giả phái đến nhà Đường) tới triều đình nhà Đường để học tập, nhóm đông nhất lên tới hơn sáu trăm người. Một số kẻ đọc sách và hoà thượng Nhật Bản ùn ùn kéo đến thủ đô nhà Đường và Trường An để học tập các loại kiến thức văn hoá cùng các sách kinh điển của đạo Phật. Sau khi học tập thành công, một số người còn ở lại Triều đình nhà Đường để làm quan, nhưng phẩn lớn đã về nước rồi tích cực truyền bá văn hoá của triều đại nhà Đường.

Cả đến Thiên hoàng của nước Nhật thời bấy giờ cũng mời những danh sư sang bên ấy để có thể học tập văn hoá của nhà Đường, đồng thời Thiên hoàng cũng bổ nhiệm một số lưu học sinh từ triều nhà Đường trở về trao cho họ trách nhiệm mô phỏng theo các chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá của nhà Đường để tiến hành cải cách trong nước. Chuyện này được lịch sử ghi lại với cái tên là “Đại hoá cách tân”. Những người có học của Nhật Bản tới lưu học tại triều đình nhà Đường đã tinh thông văn hoá Trung Quốc, họ sử dụng thể chữ thảo và những bộ của chữ Hán nhằm sáng tạo ra một thứ văn tự để viết tiếng Nhật gọi là “binh giả danh” (Katakana)và “phiến giả danh” (Hiragana). Trong số các chữ này có những chữ Hán được hoàn toàn để nguyên, chỉ có cách đọc bị đổi khác mà thôi.

Trong thời kỳ cận đại, Nhật Bản tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến của các quốc gia phát triển ở phương Tây để tiến hành cải cách, nhờ đó họ phát triển rất nhanh về văn hoá và đã vượt Trung Quốc.

Từ cuối thế kỷ XIX, một số phẩn tử trí thức ở Trung Quốc lại kéo nhau sang Nhật để học tập kinh tế, và văn hoá của Nhật Bản. Vì trong ngôn ngữ Nhật Bản có nhiều chữ Hán, cho nên khi xuất dương những người này không phải học ngữ văn tự mà vẫn nhanh chóng thích nghi được. Chẳng hạn như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, hai vị này vừa tới đất Nhật đã có thể đối thoại giao lưu ngay với những người có học ở Nhật Bản, tất cả đều dựa vào ảnh hưởng của truyền thống văn hoá Trung Quốc với Nhật Bản.

Tại sao chân ngựa phải đóng móng sắt?

Ngựa ngày nay, ở đầu ngón chân của tứ chi chỉ có một ngón, nếu ví với bàn tay người thì nó tương đương với ngón giữa, những ngón chân khác đã bị thoái hoá cùng với sự diễn tiến của thời gian.

Có phải kim loại hiếm đều thực sự "hiếm có" không?

Trong "đại gia đình" kim loại có đến 53 kim loại được gọi là kim loại hiếm. Nhưng liệu có phải các kim loại được gọi là hiếm tất cả đều ít có không?...

Tại sao bác sỹ có thể chẩn đoán được bệnh qua tai nghe?

Khi đi khám bệnh, bác sĩ thường dùng tai nghe áp vào ngực và lưng bạn để nghe. Bác sĩ nghe gì vậy?

Tại sao đàn ông luôn bị cuốn hút bởi cùng một mẫu phụ nữ?

Trên thực tế, điều này không phải là do ngẫu nhiên. Bạn sẽ bị cuốn hút bởi những mẫu người có tính tương đồng về di truyền với chính bạn.

Máy tính gia đình vào mạng thế nào?

Ngày nay khi nói tới vào mạng, dù là chính phủ, doanh nghiệp, gia đình, hay cá nhân vào mạng thì các "mạng" này thường là chỉ mạng Internet.

Làm thế nào để cố định khung gỗ nhiều cạnh?

Nếu bạn dùng đinh để đóng ghép ba thanh gỗ thành hình tam giác, thì hình dáng của khung gỗ này sẽ không thay đổi. Đó là nguyên lí “tính ổn định của...

Tại sao ánh sáng trên ngọn hải đăng phải luôn luôn nhấp nháy?

Hải đăng đã có lịch sử rất lâu đời. Ngọn hải đăng trên đảo Faros ở cảng Alexandria của Ai Cập cổ, từng được liệt vào một trong bảy kỳ quan lớn của thế...

Tại sao trên cùng một bắp ngô lại có những hạt màu sắc khác nhau?

Khi thu hoạch ngô, có lúc bạn phát hiện trên cùng một bắp ngô thường có mấy hạt ngô không cùng màu, màu trắng, màu vàng, màu đỏ, trông rất đẹp. Có...

Thế nào là tính đa dạng của sinh vật?

Tính đa dạng của sinh vật là tổng thể tất cả các loài sinh vật trên Trái Đất: thực vật, động vật và vi sinh vật cũng như sự cấu thành của chúng. Nó...