Vì sao phải bảo vệ san hô và đá san hô?

San hô là một loài động vật ruột ống, sống ở đáy biển vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. San hô thích sống liền với nhau, giữa các con san hô có một khối thịt chung nối chúng lại. Phần thịt chung này có thể tiết ra chất sừng hoặc chất vôi bao bọc ngoài xương. Tay râu của san hô rất ít, mọc xung quanh miệng. Khi nước biển qua bộ phận tiêu hóa thì những thực vật và chất canxi trong nước biển bị nó hấp thụ. Xương của quần thể san hô rất đa dạng, có cái giống như nhánh cây, có cái giống như đại não người, có cái giống như nấm, như sừng hươu, v.v.. Màu sắc san hô cũng muôn hình vạn trạng, có màu trắng, màu đỏ, vàng, lam, lục, tím vô cùng hấp dẫn.

San hô sau khi chết chất vôi của xương tích lũy lại, thế hệ sau của chúng lại phát triển, sinh trưởng trên nền những xương này. Cứ thế tích lũy năm này qua năm khác hình thành nên đá san hô dưới nước biển.

Đá san hô với nhiều hình dạng có thể gia công thành đồ trang sức. San hô với hình dạng kì lạ, màu sắc đẹp, thường được thu thập để làm công nghệ phẩm. Ví dụ khách du lịch và những người yêu thích san hô các nơi trên thế giới thường đến vùng biển Caspi để khai thác mang về làm vật kỉ niệm. Dân cư ở đó cũng khai thác san hô để chế thành công nghệ phẩm, đồ trang sức bán cho du khách. Do đó đá san hô vùng biển này bị phá hoại nghiêm trọng.

Sự hình thành đá san hô cần đến thời gian mấy trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm, nhưng phá hoại đá san hô lại rất dễ. Sau khi san hô bị phá hoại không những con người không được thưởng thức phong cảnh đẹp đẽ của san hô dưới biển mà còn làm thay đổi môi trường biển, sản sinh ra những ảnh hưởng không tốt khác. Đá san hô giống như màn chắn bảo vệ bờ biển, khiến cho bờ biển tránh được sóng biển xâm thực.

Quanh vùng biển Caspi vì san hô bị phá hoại nên sóng biển quét bờ biển, cuốn trôi rất nhiều đất. Đá san hô cũng là môi trường sinh sống và tìm kiếm thức ăn của nhiều loài cá. Sau khi mất đá san hô, loài cá mất đi môi trường tốt đẹp vốn có và sẽ đi tìm chỗ khác. Vì vậy gây nên mất cân bằng sinh thái của khu vực biển. Chúng ta nên chú ý bảo vệ đá san hô và khai thác hợp lí.

Tại sao nước mắt lại mặn?

Nước mắt mặn là vì nó chứa muối. Ngoài muối, nước mắt còn chứa các hóa chất hữu cơ và vô cơ như lipid, lysozyme, mucin, lactoferrin và enzyme.

Tại sao cây hướng dương lại có hạt lép?

Đóa hoa to trên đỉnh cây hướng dương là do hàng nghìn những bông hoa nhỏ tạo thành. Mỗi một bông hoa nhỏ kết thành một hạt (trên thực tế là quả) cho...

Có thể dùng gốm để thay thế gang thép được không?

Từ xưa đến nay kim loại là vật liệu hàng đầu, đặc biệt gang thép, có phạm vi sử dụng hết sức rộng rãi. Tuy gang thép có nhiều ưu điểm nhưng cũng có...

Vì sao lấy ngày 5/6 làm "Ngày môi trường thế giới"?

Dưới ảnh hưởng của những hoạt động “Ngày Trái Đất”, ngày 5/6/1972 ở Xtốckhôm Thụy Điển, Liên hợp quốc đã triệu tập Hội nghị nhân loại với môi trường....

Chu Nguyên Chương đã trở thành vị hoàng đế khai quốc của Trung Quốc như thế nào?

Năm 1368 tại kinh đô cổ Nam Kinh đã cử hành một điển lễ long trọng, đưa một vị hoà thượng ăn mày lên ngôi hoàng đế. Đó chính là hoàng đế khai quốc Chu...

Chuột có thể chui vào trong mũi của voi hay không?

Điều kì lạ là hiện nay có rất nhiều người cho rằng, sư tử và hổ tuy không đánh được voi, nhưng con chuột bé nhỏ lại có thể thuần phục được khắc tinh của mình là con voi to lớn này.

Tại sao một cây cầu lại nhiều gầm cầu?

Các cầu bắc qua sông được chống đỡ bằng trụ cầu, chiều dài của gầm cầu giữa các trụ cầu gọi là "khẩu độ" của cầu. Rõ ràng là, khẩu độ càng lớn, thì...

Tại sao hải li thích đắp đê?

Hà li còn được gọi là hải li, là một loài động vật cỡ trung bình, dài hơn nửa mét, nặng 20 kg. Đặc điểm lớn nhất của nó là thích sửa chữa đắp đập, vì vậy chúng được con người gọi là "động vật kiến trúc sư".

Vì sao các đài thiên văn thường đặt trên đỉnh núi?

Các đài thiên văn chủ yếu là những cơ sở để quan trắc thiên văn và nghiên cứu, nên các đài thiên văn phần nhiều được đặt trên đỉnh núi.