Thực vật có thể sống được trong Vũ Trụ không?

Trong “Tây du ký”, thiên cung được miêu tả thành nơi cực lạc, ở đó có cây đào trường thọ và các loài hoa thơm quả ngon, kì lạ khác. Nhưng đó chỉ là nguyện vọng tốt đẹp của con người, khoa học ngày nay đã chứng minh trên các hành tinh xung quanh Mặt Trời và Trái Đất thực tế là hoang lạnh, không thấy bất kì dấu hiệu sự sống nào.

Vậy thực vật có thể sống trong Vũ Trụ sao? Vũ Trụ có một điều kiện mà Trái Đất không có, đó chính là một ngày 24 tiếng đều có ánh nắng Mặt Trời chiếu, về mặt lí luận mà nói bầu trời có thể sinh ra những thực vật siêu cấp còn hơn hẳn Trái Đất về sản lượng và chất lượng. Để thực hiện mục tiêu hấp dẫn mọi người này, các nhà khoa học bước đầu bắt tay nghiên cứu, dùng tàu Vũ Trụ đưa thực vật địa cầu vào trong Vũ Trụ, quan sát tình hình sinh trưởng của nó.

Năm 1975, đoàn viên trên tàu Vũ Trụ “Chào mừng 4” của Liên Xô cũ, gieo những hạt mì trong phi thuyền. Tình hình mới bắt đầu tốt, tốc độ nảy mầm và sinh trưởng của cây lúa mì nhanh hơn nhiều so với trên địa cầu, nhưng sau đó không trổ bông kết trái, ngược lại, thực vật còn sinh trưởng tán loạn, không phương hướng, cuối cùng khô héo mà chết... Giống như vậy, thí nghiệm trồng trọt các loại thực vật như đậu, dưa hấu... cũng thất bại.

Các nhà khoa học trải qua nghiên cứu nhiều lần, phát hiện ra là kết quả của sự mất trọng lượng.

Chúng ta biết rằng, bất kì một vật nào khi vào Vũ Trụ đều sẽ bị mất trọng lượng, tình trạng của thực vật trong tàu Vũ Trụ mất trọng lượng thường chỉ có thể tồn tại mấy tuần.

Tại sao thực vật lại “lưu luyến” vào trọng lực như vậy.

Hóa ra, thực vật sinh trưởng lâu dài trên Trái Đất có tác dụng trọng lực, đã hình thành chức năng sinh lí đặc biệt, chất kích thích sinh trưởng của thực vật thường tập trung ở phần cong của thân, khống chế một cách có hiệu quả phương hướng sinh trưởng của thực vật hướng ra không gian. Nhưng khi thực vật ở trong môi trường mất trọng lượng, chất sinh trưởng không thể tập trung ở phần cong của thân, kết quả khiến cho thân không thể tìm thấy được phương hướng sinh trưởng chính xác, đành phải mọc lung tung, như vậy thực vật liền tự chết.

Để khắc phục vấn đề mất trọng lượng, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp kích thích điện, kết quả đạt được thành công. Sau những năm 80 của thế kỉ XX, rất nhiều loại rau xanh và cây lương thực đã có thể ra hoa kết quả trong phi thuyền Vũ Trụ, điều này đem lại một tin vui cho những phi hành gia sống trong hệ thống bí mật khép kín hoàn toàn. Bất luận đứng trong không trung hay trong phi thuyền Vũ Trụ, đã trồng được thực vật xanh, thì các phi hành gia có thể ăn được rau xanh, dưa hấu tươi, hơn nữa do tác dụng quang hợp của thực vật, trong môi trường của tàu Vũ Trụ còn lấy được dưỡng khí trong lành bất tận. Điều quan trọng hơn là sự thành công trồng được thực vật trong Vũ Trụ sẽ khiến cho các chuyến phi hành chở người giữa các vì sao có tính khả thi.

Ngày nay, trên bàn ăn của các nhà phi hành Vũ Trụ đã có bày củ hành tây tươi tự trồng được. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thỏa mãn, họ chuẩn bị trồng thêm nhiều loại rau xanh hơn nữa, để giúp các nhà phi hành có thể bay lên Mặt Trời và các vì sao xa xăm khác.

Vì sao cần "tồn trữ" hyđro vào kim loại?

Ngày nay loài người chủ yếu sử dụng dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên là các nhiên liệu hoá thạch làm nhiên liệu. Chúng đều là những nhiên liệu không...

Tại sao đĩa từ có thể lưu trữ tin?

Đĩa từ của máy tính có thể lưu trữ tin vì đã dùng kĩ thuật ghi từ và phương pháp lưu trữ trực tiếp.

Tại sao con cúi dúi còn có thể sinh tồn được đến ngày nay?

Con cúi dúi vừa không có răng sắc như đoản kiếm, không có móng sắc nhọn, lại không có sừng cứng nhọn để làm vũ khí tự vệ, nhưng lại có thể được coi là "hoá thạch sống" tồn tại đến ngày nay.

Làm sao để nhận ra được các sao chính xác khi xem bản đồ sao?

Xem mặt tròn của bầu trời là hình chiếu mặt bằng thì bản đồ biểu thị vị trí, độ cao và hình thái của các sao gọi là bản đồ sao. Nó là một trong những...

Tại sao thành phố sinh thái có thể sản xuất "không có chất phế thải"?

Những năm 60 của thế kỷ XX, thành phố nhỏ Chattanaoga ở bang Tennessee của nước Mỹ, từng là một trung tâm chế tạo nổi tiếng toàn nước Mỹ do bị ô nhiễm...

Vì sao miệng vết thương gặp phải chất mặn thì dễ xót?

Khi da bị thương, ta cảm thấy đau. Vết thương càng lớn càng đau.

Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

Xăng, cồn, gỗ, than đá là những loại nhiên liệu thường thấy. Nhưng có điều kỳ lạ là khi đốt xăng, cồn thì xăng, cồn cháy hết sạch không còn lại gì.

Vì sao nói "Ba người cùng đi với ta, ắt có một người là thầy ta"?

Chắc các bạn đã từng nghe câu nói: “Ba người cùng đi với ta ắt có người là thầy ta”. Đó là câu nói trong sách “Luận ngữ” trích lời nói của Khổng Tử,...

Tại sao đua ô tô khi trời mưa lại phải dùng loại bánh xe khác?

Hiện nay, ngày càng có nhiều người ham thích môn thể thao đua xe công thức một. Đua xe công thức một có tính cạnh tranh quyết liệt, thể hiện trình độ lái xe siêu đẳng của các tay đua...