Tiết kiệm nguồn nước như thế nào?

Hiện nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia thiếu nước. Thiếu nước không những cản trở nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế mà còn uy hiếp đến đời sống, sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Nguy cơ thiếu nước ngày càng tăng lên khiến cho mọi người tỉnh ngộ ra rằng: nước không phải là dùng không hết mà có thể bị dùng hết. Chúng ta không thể tiếp tục lãng phí nước ngọt mà phải quản lí, sử dụng tốt nguồn tài nguyên quí báu có hạn này.

Cuộc sống, nghiên cứu khoa học và sản xuất công, nông nghiệp của con người đều cần đến nước, do đó từng khâu một đều phải thực hiện tiết kiệm nước.

Nước dùng trong nông nghiệp nhiều nhất, chiếm trên 70% lượng nước dùng cho sản xuất và đời sống. Phương thức tưới nông nghiệp truyền thống là dẫn một lượng lớn nước vào ruộng. Phương thức tưới này để cho nước tùy tiện chảy khắp nơi, kết quả không những hơn một nửa số nước chảy mất mà còn có thể gây nên muối hoặc kiềm hóa đất đai. Ngày nay người ta đã phát hiện nhiều kĩ thuật tưới nước mới mẻ, ví dụ phun nước, tưới giọt và tưới thấm. Kĩ thuật phun nước là dùng thiết bị phun có trục ống và vòi phun ra những tia nước li ti để tưới cho cây. Hiệu suất lợi dụng nước của phương pháp này đạt 70%. Kĩ thuật tưới giọt tiên tiến hơn, tức là chôn đầu vòi nước xuống dưới bộ rễ của cây. Nước chảy ra từng giọt thấm vào đất, trực tiếp nuôi cây. Tiến bộ này giảm thấp được tổn thất nước bốc hơi, khiến cho hiệu suất lợi dụng nước đạt đến 90%. Nhiều nước đang ra sức mở rộng kĩ thuật mới này. Ví dụ thành công nhất là Israen. Israen là nước có sa mạc nhiều, lượng mưa ít, không có sông suối nên nguồn nước thiếu nghiêm trọng. Điều đó khiến quốc gia này đã nghiên cứu ra kĩ thuật tưới tiết kiệm nước tiên tiến và đã đạt được thành công rất lớn.

Hiệu suất lợi dụng nước trong nông nghiệp của các nước trên thế giới chỉ cần được nâng lên 10% thì số nước tiết kiệm được có thể thỏa mãn được nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân trên toàn thế giới.

Tổng lượng nước dùng cho công nghiệp trên thế giới chiếm 22%, vì vậy tiềm lực tiết kiệm nước là rất lớn. Tiết kiệm nước công nghiệp chủ yếu là trong quá trình sản xuất, thông qua kĩ thuật xử lí, nước được dùng nhiều lần, sử dụng tuần hoàn. Một số nước phát triển rất coi trọng việc sử dụng nước trùng lặp. Hệ số sử dụng nước trùng lặp trong công nghiệp của Nhật Bản năm 1982 đạt đến 74%, còn ở Trung Quốc chỉ mới đạt 45%. Ở Trung Quốc, hàng năm có 7 tỉ m3 nước làm lạnh công nghiệp chưa được sử dụng tuần hoàn thì đã thải mất.

Lượng nước dùng trên đơn vị sản phẩm của Trung Quốc còn cách xa so với nước ngoài. Các nhà máy gang thép lớn ở Hoa Bắc, nếu sản xuất một tấn thép cần đến 25 – 56 m3 nước, trong khi đó ở Mỹ hoặc các nước tiên tiến nếu sản xuất một tấn thép chỉ cần 5,5 m3 nước hoặc ít hơn. Hiệu suất sử dụng nước của Trung Quốc còn cách xa các nước tiên tiến, vì vậy tiềm lực tiết kiệm rất lớn, chúng ta phải cố gắng dùng kĩ thuật tiên tiến để tiết kiệm nước, nâng cao hiệu suất lợi dụng.

Tiềm lực tiết kiệm nước sinh hoạt cũng không nhỏ. Người ta tính rằng nếu để 1 tia nước bằng que diêm từ vòi nước chảy ra thì một ngày đêm đã lãng phí 432 lít nước. Những thùng chứa nước theo kiểu cũ của Trung Quốc kết cấu không hợp lí, nên bình quân mỗi năm mỗi đôi thùng làm thất thoát 110 tấn nước. Cả Trung Quốc số thùng cũ có khoảng 20 triệu đôi, số nước thất thoát ước khoảng 1,76 tỉ tấn. Nếu dùng thiết bị tiết kiệm nước thì có thể giảm thấp lượng nước sinh hoạt. Những nghiên cứu gần đây đã đưa ra những thiết bị vệ sinh dạng tiết kiệm nước, có thể tiết kiệm khoảng 30% lượng nước dùng cho gia đình.

Dùng kĩ thuật mới để tiết kiệm nước đương nhiên rất quan trọng, nhưng vấn đề then chốt là phải nâng cao ý thức tiết kiệm của con người. Từ xưa đến nay, người ta thường dùng câu nói “tiêu tiền như nước” để chỉ những người phóng tay tiêu tiền. Điều đó chứng tỏ trong suy nghĩ của chúng ta nước không có giá trị. Nhưng ngày nay nguy cơ toàn cầu thiếu nước đang là vấn đề cấp bách, trong tương lai có thể nhiều quốc gia vì thiếu nước mà dẫn đến chiến tranh. Vì vậy, mỗi người chúng ta phải ý thức được rằng nước là nguồn tài nguyên vô cùng quí báu, nên quí giá nước và tiết kiệm nước một cách tự giác.

Từ khoá: Nguồn nước; Nước dùng trong nông nghiệp; Nước dùng trong công nghiệp; Kĩ thuật tưới tiêu; Hiệu suất sử dụng nước; Tiết kiệm nước.

Tại sao vỏ cây bạch dương lại có màu trắng?

Những ai đến khu rừng lớn ở Đông Bắc sẽ bị cuốn hút bởi những rừng cây bạch dương thẳng tắp: với thân cây màu trắng, thêm vào đó có vô số những chiếc...

Vì sao động đất phần nhiều xảy ra vào ban đêm?

Động đất là hiện tượng tự nhiên, nó gây cho loài người những tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. Một lần động đất từ cấp 7 trở lên, trong phút chốc có thể...

Ăn trứng gà như thế nào mới có lợi cho sức khỏe?

Trứng gà là loại thực phẩm phổ thông, giàu dinh dưỡng, dễ ăn, lại rẻ, do đó được nhiều người ưa thích.

Trên hoả tinh có sự sống không?

Hoả Tinh là một thiên thể về số mặt nào đó rất giống với Trái Đất. Trong hệ Mặt Trời nó cách Mặt Trời 1,5 đơn vị thiên văn, so với Trái Đất cách Mặt...

Vì sao lá cây có màu xanh?

Câu hỏi này có lẽ sẽ dễ trả lời hơn, bởi môn sinh học đã từng nhắc đến. Lá cây có màu xanh lục vì trong tế bào lá có chứa tỉ lệ lớn chất diệp lục, tức chất xanh của lá...

Làm sao lấy tờ giấy nằm dưới chiếc bút mà không làm dịch chuyển chiếc bút?

Có lẽ bạn sẽ nghĩ việc này quá đơn giản, chỉ cần cầm tờ giấy rút khe khẽ ra khỏi chiếc bút là được.

Vì sao có những vệ tinh có thể trở về mặt đất?

Có vệ tinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trở về mặt đất, như vệ tinh chụp phim mặt đất, vệ tinh hoàn thành các tài liệu thí nghiệm, vệ tinh mang các...

Vì sao thức ăn rán lại khó tiêu?

Thức ăn rán thơm, giòn, hợp khẩu vị nhưng khó tiêu hóa. Việc ăn quá nhiều một lúc hoặc ăn quá nhanh sẽ ảnh hưởng không lợi đối với dạ dày.

Giấc ngủ "ngược" của dơi

Màn đêm buông xuống, trong các hang động cao ráo hay trong gác xép nhà kho, lũ dơi tấp nập vào ra. Chúng treo ngược mình lên, đầu chúc xuống, chỉ dùng...