Vì sao không nên ăn nhiều loại thực phẩm hun khói hoặc thịt quay?

Rất nhiều người thích ăn loại thực phẩm hun khói hoặc thịt quay, ví dụ như nướng từng xâu thịt dê, v.v... Hương vị của loại thức ăn này độc đáo, rất hấp dẫn. Nhưng ăn nhiều sẽ có hại cho sức khoẻ.

Thịt hun khói như lạp xường, thịt khô, vịt quay, v.v... nói chung đều dùng than gỗ, than đá, rơm rác đốt lên, dùng ngọn lửa của chúng để trực tiếp nướng. Trong ngọn lửa khói có nhiều loại bụi, cồn, axit hữu cơ và các hợp chất có gốc cacbua. Chúng làm biến đổi màu sắc, hương vị của món ăn và còn có thể khống chế vi khuẩn, kháng oxi làm cho những món ăn này có thể cất giữ được một thời gian dài. Nhưng trong khói cũng chứa những chất gây ung thư rất mạnh. Đó là chất benzen và pyren. Chúng có thể tích tụ lại trong thịt, gây ô nhiễm thực phẩm. Nếu công nghệ gia công không phù hợp thì hàm lượng của benzen và pyren trong thực phẩm quá cao, rất có hại cho sức khoẻ. Trên thế giới tỉ lệ người Iceland mắc bệnh ung thư dạ dày so với các vùng khác cao hơn nhiều, đó là vì họ ăn rất nhiều cá hun khói.

Các món ăn quay nói chung là dùng than đá, than gỗ để làm nhiên liệu nướng thực phẩm. Khi than đá hoặc than gỗ cháy không hoàn toàn sẽ sản sinh ra benzen và pyren, nó sẽ làm ô nhiễm thực phẩm. Thường ăn những loại thực phẩm này thì có nguy cơ bị ung thư.

Ngoài ra, thức ăn nướng còn dễ bị nhiễm những chất phóng xạ. Vì trong than đá tồn tại nguyên tố urani tự nhiên và các chất phóng xạ khác. Sau khi đốt than đá thì những chất phóng xạ này sẽ được làm giàu mấy lần, thậm chí hàng chục lần trong khói than, khiến cho thực phẩm nướng bị ô nhiễm phóng xạ. Sau đó chất phóng xạ sẽ cùng với thực phẩm đi vào cơ thể làm cho cơ thể bị chiếu xạ bên trong tăng lên, do đó có hại cho sức khoẻ.

Dùng điện hoặc khí đốt làm nguồn nhiệt để quay thì tương đối vệ sinh và an toàn hơn, nhưng vì để bảo vệ sức khoẻ thì không nên ăn nhiều thực phẩm hun khói.

Từ khoá: Benzen và pyren.

Có phải mọi người máy đều được làm từ sắt thép không?

Nói tới người máy, bạn chắc là sẽ liên tưởng tới máy móc trong nhà máy. Chúng phần lớn được tạo thành bởi những vật liệu sắt thép hoặc vật liệu kim...

Vì sao ở các thành phố công nghiệp lại có ô nhiễm quang hoá?

Vào năm 1943, ở thành phố Los Angeles của nước Mỹ bỗng nhiên có đám khói mù màu xanh nhạt bay chầm chậm trên bầu trời. Không ít cư dân trong thành phố...

Máy tính có thể thay thế hoàn toàn giáo viên để dạy học không?

Ngày nay, máy tính đã trổ hết tài năng trên nhiều lĩnh vực, hoàn thành suất sắc các loại công việc. Máy tính trợ giúp dạy học đã là một lĩnh vực ứng...

Kiến trúc thành phố hoà hợp với con người và thiên nhiên như thế nào?

Các công trình hiện đại là nơi tiêu hao chủ yếu nguồn năng lượng thiên nhiên. Theo thống kê của Liên hợp quốc, nguồn năng lượng bị tiêu hao có liên...

Vì sao chất hút ẩm lại có thể thay đổi màu?

Để giữ cho không khí khô ráo người ta dùng những biện pháp trong đó có biện pháp dùng chất hút ẩm. Chất hút ẩm là những chất có khả năng hấp thụ mạnh...

Tại sao không thể coi kho số liệu là kho thông tin?

Nói theo cách thông thường thì kho số liệu (dữ liệu) là kho lưu trữ số liệu lớn, còn kho thông tin lại là kho lưu trữ thông tin lớn. Kho số liệu và...

Vì sao các nhà du hành khi đi trên Mặt trăng thường nhảy?

Xem vô tuyến truyền hình cảnh Apollo đổ bộ xuống Mặt Trăng, bạn sẽ phát hiện các nhà du hành khi hoạt động trên Mặt Trăng không phải đi từng bước mà...

Tại sao trên máy bay phải lắp đèn hiệu?

Ở các ngã tư giao thông, người ta thường đặt đèn xanh đèn đỏ, ai ai cũng nhận thấy rõ ràng. Xe cộ và người đi bộ đều tự giác tuân thủ nguyên tắc "đèn...

Tại sao phải nghiên cứu thiên văn học?

Ngày đêm thay đổi, bốn mùa tuẩn hoàn, con người sống trong giới tự nhiên trước tiên cẩn phải tiếp xúc với các hiện tượng thiên văn. Ánh nắng sáng rực, ánh trăng dịu dàng, ánh sao lấp lánh, nhật thực tráng lệ…