Tại sao tấm lợp thủy tinh thép phải làm thành hình lượn sóng?

Tấm lợp thuỷ tinh thép là một vật liệu xây dựng nhẹ, nửa trong suốt được chế tạo bằng cách dùng vải sợi thuỷ tinh làm lớp gốc, sau đó phết lên một lớp keo nhựa rồi đem cán nóng để tạo hình, nó thường dùng làm lớp che mưa ở trên mái nhà của các kiến trúc đơn giản có tính chất tạm thời, cũng có khi dùng làm mặt tường.

Phần lớn các tấm lợp mái nhà đều tương đối mỏng, ví như tấm tôn trắng có gân chỉ dày trên dưới 1 mm, tấm lợp thủy tinh thép dày hơn một chút, trong khoảng 0,8-1,5 mm, tấm lợp amiăng dày nhất cũng chỉ 6-8 mm.

Tấm lợp thủy tinh thép chỉ dày 0,8-1,5 mm, thật khó tưởng tượng nó có thể chịu đựng bao nhiêu sức nặng đè lên. Nhưng chỉ cần làm thành những tấm hình lượn sóng thì chúng có thể chịu trọng lượng khá lớn, đừng nói trọng lượng tuyết đọng mùa đông, mà ngay cả người đứng lên trên cũng không bị nứt vỡ. Tại sao vậy?

Ta biết rằng một tờ giấy trắng thông thường, nếu ta gác hai đầu nằm phẳng ngang lên cao thì ở giữa vẫn bị võng xuống. Nhưng nếu ta gấp khúc tờ giấy thành hình chữ W, thì nó có thể nằm thẳng mà không bị võng xuống, cho dù có đặt lên nó các thứ như bút chì, tẩy v.v. thì nó cũng có thể chịu đựng được. Đó là vì độ cứng của một tờ giấy mỏng rất nhỏ, nhưng sau khi gấp vài lần, thì độ cứng tăng lên rất nhiều tuỳ theo sự biến đổi hình dạng của nó. Sức chịu nén của các tấm lợp thủy tinh thép hình lượn sóng cũng theo nguyên lý đó.

Chúng ta có thể cắt đi một "sóng" của tấm lợp có hình lượn sóng, tức là hai hình bán nguyệt kế tiếp nhau. Nếu ta chồng úp hai hình bán nguyệt lại với nhau, thì sẽ thành một ống tròn, khiến cho chiều dày mỏng manh của tấm thuỷ tinh thép tăng lên rất nhiều, trở thành một cái xà biến dạng. Thảo nào các tấm lợp thủy tinh thép có thể chịu được trọng lượng tương đối lớn, hơn nữa, biên độ của sóng càng cao thì có thể chịu đựng ngoại lực càng lớn.

Vì sao phải nghiên cứu En Ninô và La Nina?

Trước tiên làm rõ vì sao phải nghiên cứu hiện tượng En Ninô và La Nina, chúng ta phải hiểu rõ En Ninô và La Nina là gì?

Tại sao một cây đa có thể thành rừng?

Cây đa là một loại cây cao to lá xanh quanh năm, to rộng, thích những vùng nhiệt độ cao mưa nhiều, không khí ẩm ướt, nó phân bố phổ biến ở những vùng...

Chỉ số IQ không phải là thước đo trí thông minh

Nhiều thiên tài toán học có thể nhanh chóng tìm ra mối liên hệ logic giữa các dãy số dài dằng dặc chỉ trong vòng vài giây nhung lại loay hoay cả giờ...

Tại sao một số côn trùng có sức mạnh đáng kinh ngạc?

Trong thế giới côn trùng, nhiều côn trùng có khả năng không thể tưởng tượng được. Ví dụ, độ nhảy cao của một con bọ nhảy nhỏ bé lại có thể vượt gấp 200 lần chiều cao của nó, còn dế và châu chấu thì khả năng nhảy của chúng cũng rất xuất sắc.

Vì sao vào mùa đông, vành tai và tay một số người hay bị nứt nẻ?

Đến mùa đông, một số người tuy đội mũ, đeo găng tay nhưng vẫn bị nứt nẻ. Một số người khác tuy không chú ý bảo vệ, hay làm việc ngoài trời nhưng lại...

Tại sao cúc điềm điệp có thể tạo ra đường được?

Phàm là chất mà đầu lưỡi chúng ta cảm thấy ngọt chính là vị đường. Đường là một vị hầu như không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con...

Tại sao mạng máy tính lại chia ra mạng cục bộ, mạng đô thị và mạng diện rộng?

Dựa theo quy mô của mạng và khu vực phủ của nó mà có thể chia mạng máy tính ra thành mạng cục bộ (LAN: local area network), mạng đô thị (MAN:...

Vì sao nói môi trường cũng là nguồn tài nguyên quí báu?

Môi trường tự nhiên bao gồm: nước, không khí, đất đai, rừng xanh, thảo nguyên, động vật hoang dã, v.v.

Vì sao trời mưa lại ngủ ngon hơn?

Khi trời mưa, bầu trời có xu hướng âm u, tối hơn bình thường. Khi đó cơ thể ta sẽ bắt đầu lầm lẫn với khi trời tối, cơ thể sẽ dựa theo cơ chế vận hành mà tiết ra lượng hooc môn Melatonin gây buồn ngủ nhiều hơn