Tại sao người nguyên thuỷ có thể khoan gỗ để lấy lửa?

Các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra rằng, từ rất sớm người nguyên thủy đã biết học cách sử dụng lửa, đó chính là lửa thiên nhiên, tức là những đám lửa do sét đánh vào các khu rừng gây ra cháy, hoặc ao hồ khô bạn, các vật hanh khô cũng bốc cháy. Có lửa rồi, thức ăn của người nguyên thủy có hương vị thơm ngon hơn. Dần dà họ từ bỏ thói quen ăn sống nuốt tươi. Nhưng, để giữ được lửa đó là cả vấn đề đối với người nguyên thủy. Nếu như lửa tắt, họ lại phải ăn thực phẩm sống. Mãi tới sau này, mọi người mới học được cách lấy lửa nhân tạo, lửa trở thành thứ không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.

Lúc này, không có các loại diêm an toàn, cũng chẳng có cách lấy lửa nào khác, vậy người nguyên thủy làm thế nào để có thể lấy được lửa? Quan điểm phổ biến nhất vẫn cho rằng người nguyên thủy phát minh ra lửa bằng cách khoan gỗ. Họ dùng hai tay vê một thanh gỗ có một đầu cắm xuống một miếng gỗ khác khô ráo có hình vuông, lực vê mỗi lúc một nhanh, thời gian chuyển động của thanh gỗ tương đối dài, tại vị trí tiếp xúc giữa thanh gỗ và miếng gỗ nhiệt sẽ dần nóng lên. Càng vê nhanh, nhiệt càng tăng lên, cuối cùng đốm lửa nhỏ bốc cháy, đưa mồi cỏ dễ cháy vào thế là lửa đã được nhóm lên.

Vì sao khoan gỗ lại có thể lấy được lửa? Nguyên nhân là do ma sát sinh nhiệt.

Nhiệt là kết quả của những phân tử vật chất chuyển động, khi phân tử chuyển động chúng đều có mang năng lượng. Trong vật thể, phân tử chuyển động không theo quy tắc sẽ sinh ra một lượng lớn năng lượng gọi là nhiệt năng. Năng lượng vốn có của phân tử do chuyển động được gọi là động năng của phân tử. Do tác dụng tương hỗ giữa các phân tử mà sinh ra năng lượng được gọi là thế năng của phân tử. Động năng và thế năng của tất cả các phân tử trong vật thể đều được gọi chung là nội năng. Động năng và thế năng đều có thể chuyển hóa thành nhiệt năng. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

Hiện tượng ma sát sinh nhiệt cũng có thể dùng nguyên lý phân tử chuyển động để giải thích: Khi hai vật cọ xát với nhau, công của ma sát làm cho năng lượng của vật thể thay đổi. Khi động năng bình quân của phân tử tăng lên, nhiệt độ của vật thể cũng tăng cao. Ví dụ, trong mùa đông, chúng ta thường có thói quen cọ xát hai bàn tay vào nhau, lúc sau thấy bên trong ấm lên, đây chính là hiện tương ma sát sinh nhiệt. Nhờ hiện tượng này mà người nguyên thủy đã khoan vào gỗ để lấy lửa.

Vì sao "Lacton đậu phụ" lại làm ngon miệng?

Đậu phụ là loại thực phẩm truyền thống của người Trung Quốc, lan truyền rộng rãi sang một số nước phương Đông như Nhật Bản, Việt Nam…. Đây là loại...

Vì sao phải công bố các thông báo về tình trạng môi trường?

Thông báo về tình trạng môi trường là một loại chế độ đã sớm trở thành thông lệ ở nước ngoài. Rất nhiều cơ quan bảo vệ môi trường của nhiều quốc gia...

Vì sao bệnh "mắt gà chọi" thường không tự khỏi?

Ở người bình thường, hai mắt nhìn một vật, ảnh của vật thể đó in trên võng mạc của cả hai mắt, truyền lên trung khu thị giác ở não, chập lại làm thành...

Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá?

Cá thường có mùi tanh. Khi chiên cá nếu thêm một ít rượu thì mùi tanh của cá sẽ biến mất.

Trong lòng Trái Đất như thế nào?

Ngày nay con người đã có thể lên Mặt Trăng để thăm dò, khám phá, nhưng trong lòng Trái Đất ra sao thì hiểu biết còn rất ít. Lấy những giếng khoan dầu...

Tại sao lại phải cắt tỉa cành lá cho cây bông?

Việc cắt tỉa cành lá cho cây bông có tác dụng rất lớn cho tăng sản. Đó là vì, sau khi cắt tỉa cành lá, trước tiên điều chỉnh tình trạng chất dinh...

Vì sao ở Bắc bán cầu mùa đông ngày ngắn đêm dài, mùa hè ngày dài đêm ngắn?

Vì sao có ban ngày ban đêm? Như ta đã biết đó là vì Trái Đất tự quay quanh trục của mình. Vì tự quay, khiến cho các vùng trên Trái Đất có nửa ngày...

Tại sao chất lượng chè ở trên núi cao đặc biệt tốt?

Trung Quốc là đất nước có sản phẩm chè phong phú trên thế giới. Nói chung, các ngọn núi trùng điệp, chập trùng, nhấp nhô, biển mây bồng bềnh trôi như...

Vì sao nói "Ba người cùng đi với ta, ắt có một người là thầy ta"?

Chắc các bạn đã từng nghe câu nói: “Ba người cùng đi với ta ắt có người là thầy ta”. Đó là câu nói trong sách “Luận ngữ” trích lời nói của Khổng Tử,...