Tại sao các kiến trúc cao tầng nếu xây dựng tầng hầm ở dưới thì có thể thay cho đóng cọc?

Muốn làm nhà trước hết phải xây dựng móng, móng phải thật vững chắc thì nhà mới ổn định được. Vì vậy, hàm nghĩa của cụm từ "đặt nền móng vững chắc cho..." thường được ứng dụng cho nhiều mặt như học tập, công tác, v.v..

Móng của công trình kiến trúc có nhiều loại. Thông thường, các kiến trúc 2-3 tầng, móng của nó chỉ là một cái rãnh (gọi là móng băng); khi toà nhà cao lên 5-6 tầng nếu dùng kết cấu cột và dầm, thì phải đào rãnh theo hai chiều, móng của cột đặt trên giao điểm của rãnh theo hai chiều, nếu số tầng của nhà tăng lên nữa hoặc chất đất dưới móng rất kém, có trường hợp người ta xây móng trên cả mảng đất dưới nhà (gọi là móng bè), còn khi xây dựng kiến trúc cao tầng, tổng trọng lượng của công trình kiến trúc tăng lên rất nhiều, lúc đó phải dùng hình thức móng là "đóng cọc".

Có trường hợp công trình kiến trúc cần xây tầng hầm dưới đất để làm các phòng bổ trợ, như gara ô tô, nhà kho, buồng sửa chữa, buồng phân phối điện v.v. Đặc biệt là kiến trúc cao tầng, thường làm sâu xuống đất 1-2 tầng thậm chí ba tầng trở lên, bởi vì nó không những có thể tăng diện tích kiến trúc, đồng thời còn rất có lợi cho móng, có thể giảm bớt số lượng đóng cọc của kiến trúc cao tầng. Đối với những toà nhà không cao lắm (10-12 tầng), tầng hầm dưới đất thậm chí còn có thể thay cho các cọc. Tại sao vậy?

Hoá ra làm, phần đáy đỉnh và tường chung quanh tầng hầm dưới đất đều xây bằng bê tông cốt thép, tương đương với việc đặt một "hòm" bê tông cốt thép rỗng ở bên dưới công trình kiến trúc. Khi xây tầng hầm dưới đất, đầu tiên người ta vét sạch lớp đất bùn, giả định số đất bùn đó nặng 107 N, tầng hầm ngầm dưới đất giống như cái "hòm rỗng" chỉ nặng 2 x 106 N thì cũng tương đương với việc giảm bớt 8 x 106 N áp lực ở trên lớp đất.

Nếu phần kiến trúc trên mặt đất nặng 7 x 106 N, khi không làm tầng hầm, thì trọng lực nén lên lớp đất là 107 N (trọng lượng của đất) cộng thêm 7 x 107 N (trọng lượng của kiến trúc), tổng cộng là 1,7 x 107 N, khi lớp đất không chịu đựng nổi tải trọng đó thì phải giải quyết bằng phương pháp đóng cọc. Nếu làm tầng hầm dưới đất, thì "hòm rỗng" nặng 2 x 106 N cộng thêm trọng lượng ngôi nhà là 7 x 106 N, hầu như chỉ bằng 1/2 tổng trọng lượng ban đầu, như vậy thì không cần đóng cọc nữa.

Do vậy tác dụng của móng theo kiểu "hòm" của tầng hầm dưới đất, có thể thay cho một phần tác dụng của móng cọc, hoặc có thể nói rằng nó đã bù một phần móng cần thiết cho tổng trọng lượng của kiến trúc, do đó, nó lại được gọi là "móng bù".

Vì sao dấu ấn đỏ không bị nhạt màu?

Có những bức hoạ cổ hoặc do thời gian đã quá lâu, hoặc do bảo quản không tốt, màu sắc tờ giấy có thể thay đổi. Thế nhưng dấu ấn của tác giả đóng trên...

Tính số trận thi đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn một lượt như thế nào?

Dùng thể thức đấu loại trực tiếp số trận thi đấu tương đối ít, thời gian thi đấu ngắn. Khi số người ghi tên thi đấu nhiều thường dùng thể thức này.

Thế nào là vật liệu có công năng y học?

Khi các nội tạng của người như tim, phổi, thận bị bệnh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ, nếu bị bệnh nặng có thể mất chức năng cho sự sống, uy hiếp...

Tính toán tiền lãi như thế nào?

Chúng ta đều biết tiền gửi ngân hàng sau một thời gian sẽ sinh lãi. Nhưng cách tính tiền lãi thực hiện như thế nào?

Vì sao việc tắm nước lạnh có tác dụng rèn luyện thân thể?

Người xưa cho rằng, muốn sức khỏe tốt phải thường tắm nước lạnh. Sự thật quả như thế.

Vì sao phải nghiên cứu mối quan hệ giữa cây trồng và khí hậu?

Cây trồng trong một năm trải qua các giai đoạn: mọc mầm, ra lá, nở hoa, kết quả, rụng lá. Năm này qua năm khác thường không thay đổi.

Tại sao tế bào thể cũng có thể tạp giao?

Bộ rễ của thực vật họ đậu thường có rất nhiều nốt rễ, nó giống như một nhà máy phân đạm nhỏ tự trang bị, có thể cố định nitơ trong không khí. Nếu bộ...

Tại sao nói san hô là động vật?

Mọi người thường cho rằng san hô là đá quý và hình dung nó là một khoáng vật. Do rất nhiều san hô thiên nhiên chưa được gia công đều có hình cành cây nên từ xưa đến nay rất nhiều người lại cho rằng san hô là thực vật...

Kì lân là động vật gì?

Trên một số tranh bình phong dân gian hoặc điêu khắc, đôi khi bạn có thể nhìn thấy một loài thú rất hiếm lạ kì quái: hình dáng giống hươu, toàn thân được phủ vảy giáp, miệng màu đỏ, hàm dưới có râu dài, thân rực sáng như lửa...