Vì sao biển được gọi là kho báu tài nguyên hoá học?

Biển chiếm 71% diện tích Trái Đất, ở đó chứa hơn 80 loại nguyên tố hoá học, đó là nguồn tài nguyên phong phú thiên nhiên ban tặng cho con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sự khai thác những tài nguyên này là con đường quan trọng để con người phát triển kinh tế đất nước. Có người tính toán rằng, nếu rút được toàn bộ các chất tan trong nước biển ra thì ngoài 994 triệu tỉ tấn nước ngọt, còn có thể sản xuất được 30,52 triệu tỉ tấn muối, 2,369 triệu tấn Mangie, 2,442 triệu tấn thạch cao, 82,5 vạn tấn kali, 6,7 vạn tấn brôm và còn nhiều chất như iốt, urani, vàng, bạc rất có giá trị.

Biển là khu vực trũng thấp nhất của bề mặt Trái Đất. Có người đã ví nó bằng hình ảnh cái chậu lớn, trong đó chứa 1,370 tỉ km3 nước biển. Trong nước biển chứa các loại muối và các chất khác gồm 50 triệu tỉ tấn, trong đó muối ăn có 40 triệu tỉ tấn. Nếu lấy toàn bộ 50 triệu tỉ tấn này phủ lên toàn bộ bề mặt lục địa thì có thể đạt đến độ cao 150 m. Những nguyên tố kim loại và phi kim loại chứa trong nước biển vô cùng phong phú, có 1,8 triệu tỉ tấn magie, 9,5 vạn tỉ tấn brôm, 50 vạn tỉ tấn kali, 9,3 tỉ tấn iốt, 190 tỉ tấn natri, 260 tỉ tấn lithi, 500 triệu tấn bạc, 5 triệu tấn vàng, 4,5 tỉ tấn urani, tức trữ lượng urani gấp 4.500 lần trên lục địa. Ngoài ra trong nước biển còn có 20 vạn tỉ tấn nước nặng, đó là nguyên liệu quý để thực hiện phản ứng nhiệt hạch, nó sẽ trở thành nguồn năng lượng quan trọng trong thế kỷ XXI.

Tuy nói như thế nhưng chúng ta cũng cần biết rằng mặc dù nước biển có thể cung cấp một tổng lượng nguồn hoá học rất lớn, nhưng hàm lượng của chúng trong nước biển rất thấp. Ví dụ muốn thu được một tấn muối ăn thì ta phải cho bốc hơi làm khô 40 tấn nước biển, muốn được một tấn brôm thì phải tinh luyện từ hai vạn tấn nước biển, muốn được một tấn urani thì ta phải xử lý 400 triệu tấn nước biển. Điều đó chứng tỏ muốn khai thác các nguồn hoá học trong nước biển cần phải giải quyết những biện pháp kĩ thuật vô cùng phức tạp.

Ngày nay việc khai thác nguồn lợi hoá học từ nước biển đang ở giai đoạn ban đầu. Cho dù ở một số nước phát triển quy mô sản xuất kali, magie, iốt, brôm, urani, v.v. từ nước biển đã có, nhưng cũng chỉ là sản xuất từng lượng nhỏ. Sự nghiên cứu của Trung Quốc về mặt này đã có những tiến bộ rõ rệt. Chỉ cần con người tìm được phương pháp kĩ thuật thích đáng thì chắc chắn biển khơi sẽ là kho báu lấy không hết, dùng không cạn.

Tại sao có thể dùng thẻ từ để gọi điện thoại?

Bạn có thấy các bốt điện thoại ở dọc các tuyến phố không, trong đó lắp đặt một máy điện thoại công cộng mà bạn không phải bỏ đồng xu vào. Thay vào đó,...

Vì sao nheo mắt có giúp chúng ta nhìn rõ hơn?

Hành động nheo mắt làm thay đổi hình dạng không gian ánh sáng đi qua tạo nên hình ảnh sắc nét trên võng mạc...

Vì sao các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối?

Các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối. Như ta đã biết bóng đèn điện 600 W sáng hơn bóng đèn 20 W, đó là vì sức phát ra ánh sáng của chúng khác...

Động vật trút giận như thế nào?

Ăn miếng trả miếng, đó là phản ứng thường gặp khi xung đột giữa hai con vật xảy ra. Song có khi, chúng lại đưa ra một số động tác kỳ quặc, chuyển "cục...

Vì sao cá sống dưới băng thường tụ tập đến các lỗ thủng?

Về mùa đông, nhiệt độ ở các nước hàn đới xuống rất thấp, thường dưới 0 độ C nên ao hồ sông ngòi đều bị phủ một lớp băng dày. Trong thời gian này, cá...

Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?

Trong tiếng Hán có nhiều từ ngữ được đặt với hai chữ "ngũ” (năm) và "thập" (mười). Các từ ngữ này thường nói lên ý nghĩa "toàn bộ" hoặc "viên mãn"...

Tại sao vịt nhà không biết ấp trứng?

Để thu được nhiều trứng, người ta không để cho chúng ngừng đẻ để ấp trứng, mà tăng giờ chiếu sáng và thức ăn đầy đủ để thúc đẩy chúng đẻ nhiều trứng hơn.

Vì sao sữa đậu chưa đun chín có độc?

4.000 năm trước, nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu biết ăn sữa đậu.

Tại sao máy tính có thể "khám bệnh"?

Có thể bạn đã nghe nói, thậm chí còn tận mắt thấy các "bác sỹ máy tính". Ví dụ chuyên gia máy tính về bệnh gan, chuyên gia máy tính về bệnh dạ dày,...