Tại sao hạt giống, cây giống phải qua kiểm dịch mới có thể sử dụng?

Khi bạn lấy một bao hạt giống thực vật, chuẩn bị thông qua đường bưu điện gửi cho bạn cùng học hay bạn thân ở nơi xa, nhân viên bưu điện sẽ yêu cầu bạn trước tiên qua cơ quan kiểm dịch động vật, thực vật kiểm dịch. Sau khi thông qua kiểm dịch, không phát hiện ra côn trùng nguy hại gây bệnh có tính nguy hiểm, cơ quan này sẽ cấp cho bạn một tờ chứng nhận kiểm dịch, khi đó bao hạt của bạn mới được gửi đi.

Có lẽ bạn sẽ nói: “Tôi gửi có một tí hạt giống, tại sao lại phải kiểm dịch?”

Trên thực tế hạt giống, cây giống cần phải kiểm dịch hay không không phải do số lượng ít hay nhiều, mà chủ yếu là muốn kiểm tra những hạt giống, cây giống đó có côn trùng gây bệnh nguy hiểm hay không. Bởi vì sức sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh, côn trùng gây hại rất khỏe, nhanh. Nếu thả lỏng việc kiểm dịch đối với số lượng hạt giống, cây giống dù là ít cũng sẽ gây ra những tổn thất to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy gửi hạt giống, mầm cây qua đường bưu điện, bất luận số lượng nhiều hay ít, đều phải thông qua kiểm dịch.

Kiểm dịch thực vật, nói một cách đơn giản, chính là không để cho bất cứ vi khuẩn bệnh, côn trùng có hại và cỏ tạp gây hại nào cho cây trồng, cùng với con đường điều vận, gửi qua bưu điện hạt giống, cây giống. Để phòng tránh sự lây lan và lan tràn của vi khuẩn bệnh, côn trùng gây hại và cỏ tạp, nhà nước quy định đối với hạt giống, cây giống vận chuyển gửi trong nước đều phải tiến hành kiểm dịch, để diệt côn trùng gây hại cho cây nông nghiệp, đảm bảo an toàn sản xuất nông nghiệp. Đối với những hạt giống, cây giống và các sản phẩm xuất nhập khẩu khác, càng có những qui định chi tiết hơn, phải đẩy mạnh kiểm dịch để ngăn chặn triệt để sự lây lan côn trùng gây bệnh.

Trong lịch sử, ví dụ do sự vận chuyển mậu dịch mà khiến cho côn trùng gây bệnh nguy hiểm hoặc cỏ tạp lây lan rộng khắp, gây ra những tổn thất to lớn rất nhiều. Ví dụ năm 1860 Pháp nhập giống cây nho từ Mỹ, đã mang vào nước mình loài sâu đục rễ nho, đã hủy hoại hầu hết những vườn nho của nước Pháp. Năm 1873, bệnh mildew nho của Anh lan sang Pháp, khiến cho ngành sản xuất rượu nho của nước Pháp hầu như bị đình trệ toàn bộ, lại như sâu gây hại chủ yếu của cây bông – sâu bông, ban đầu ấn Độ truyền sang Ai Cập, khiến cho vải bông của Ai Cập tổn thất trên 80% trong vài thập kỉ. Trước năm 1908, sâu bông lại theo giống cây bông từ Mỹ truyền vào Trung Quốc, gây hại nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây bông, gây tổn thất rất lớn. Thời kì kháng chiến chống Nhật, bệnh khoai hà của cây khoai lang do Nhật Bản truyền vào Trung Quốc hiện nay đã lan sang rất nhiều tỉnh thành.

Muốn khống chế và tiêu diệt côn trùng gây hại này phải tiêu hao không biết bao nhiêu nhân lực và của cải. Từ đó có thể thấy kiểm dịch thực vật là một công tác rất quan trọng.

Vì sao Trái Đất lại có nhiều nham thạch đến thế?

Trên Trái Đất khắp nơi đều có đá. Có một số vùng bề mặt là bùn cát, nhưng phía dưới là đá.

Vì sao không khí lạnh có lúc đi xuống phía Nam, có lúc lại trở rét đậm, rét hại?

Ngày đông, khi bạn bật rađiô lên thường được nghe dự báo thời tiết của đài phát thanh khí tượng: Một bộ phận không khí lạnh từ phía bắc đang tràn...

Tại sao cua sau khi nấu chín biến thành màu đỏ?

Cua là một món ăn ngon mà rất nhiều người thích ăn. Một điều thú vị là cua sống, trên lưng có màu xanh đen nhưng sau khi đun chín sẽ biến thành màu đỏ cam tươi, vậy thì trong đó có những bí mật gì vậy?

Vì sao cần phát triển giao thông đường ray trong thành phố?

Giao thông đường ray ở thành phố là chỉ đường tàu điện ngầm và tàu điện ray. Tàu điện ngầm và tàu điện ray cũng giống như đường cầu vượt, đều là tiêu...

Tại sao cần phải xây cầu chuyển động?

Cầu chuyển động còn gọi là "cầu mở" hay "cầu đóng mở", nó có cái tên như vậy bởi vì mặt cầu có thể chuyển động được. Có rất nhiều kiểu cầu chuyển...

Vì sao người và động vật vùng nhiệt đới lại nhỏ bé?

Do tiếp thu nguồn thức ăn nghèo nàn về protein và vi chất, các nhóm người và động vật sống trong vùng nhiệt đới ẩm và xích đạo đã thích nghi theo...

Vì sao không nên trộn hai loại mực khác nhau?

Nhiều người khi đổi loại mực thường rửa sạch bút trước khi hút mực mới. Vì người ta biết rằng khi trộn hai loại mực khác nhau thường xuất hiện kết...

Tại sao ô tô khi chạy phải hạn chế tốc độ?

Năm 1885, một người Đức đã chế tạo chiếc ô tô bốn kỳ chạy bằng động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới. Suốt quá trình lịch sử phát triển hơn 100 năm...

Gọi điện thoại mà có hiện tượng hồi âm là sao vậy?

Hiện tượng hồi âm thì ở đâu cũng có, khi ta nói to trong hang núi thì chỉ lát sau sẽ nghe vọng tới một loạt hồi âm. Nguyên do là tiếng nói truyền vào...