Côn trùng có những điểm đặc biệt nào?

Động vật sống trên Trái Đất của chúng ta, tổng cộng có khoảng 1,2 triệu loài, chúng bao gồm cá bơi dưới nước, chim bay trên trời, thú dưới mặt đất, nhưng số lượng động vật chiếm nhiều nhất là các loài côn trùng. Theo các nhà sinh vật học thống kê, trong động vật có 80% là côn trùng, cũng có thể nói rằng số lượng côn trùng đạt xấp xỉ 1 triệu loài.

Sâu bọ nào thì được gọi là côn trùng? Các nhà động vật học cho chúng ta biết rằng, ngoại hình của côn trùng rất đặc biệt, đó chính là ngoài cơ thể thường được bao bọc bởi vỏ cứng ra thì cơ thể của chúng được chia thành 3 phần rõ ràng: đầu, ngực, bụng.

Tất cả các côn trùng đều có 6 chân và hai đôi cánh mọc ở phần giữa ngực của cơ thể. Có một số côn trùng nhìn chỉ có một đôi cánh hoặc không có, đó chính là để chúng thích ứng với môi trường xung quanh mà dần dần bị thoái hoá, nếu như bạn dùng kính phóng đại quan sát tỉ mỉ vẫn có thể tìm được vết tích của hai đôi cánh.

Phần đầu của côn trùng đều có một đôi xúc tu có thể lay động một cách linh hoạt, nó không chỉ là đặc trưng của loài côn trùng, mà còn giống như một đôi ăng-ten đa công dụng, là cơ quan cảm giác xuất sắc. Ví dụ, con thiêu thân cái chỉ cần phát ra tín hiệu giới tính 0,05 ~ 0,1 micrô gam được truyền qua không khí thì sẽ được xúc tu của thiêu thân đực ở nơi xa tiếp nhận và lần lượt đến giao phối.

Đại đa số côn trùng đều có mắt kép lớn, được tạo thành bởi nhiều con mắt nhỏ hình lục giác, mỗi con mắt kép tối thiểu có 5 ~ 6 con mắt nhỏ, tối đa được tạo thành bởi mấy vạn con mắt nhỏ. Ngoài những điều này, côn trùng còn có cơ quan lấy thức ăn đặc biệt của chúng - giác quan 2 bên miệng, và sống ở giai đoạn biến thái đặc biệt trong lịch sử.

Rất nhiều người đều ngộ nhận rằng nhện là một loài côn trùng, thực ra nó khác biệt rất nhiều đối với côn trùng. Ví dụ, nhện có 8 chân, trên đầu không có xúc tu, cũng không có mắt kép, ngoài ra phần đầu và phần ngực hợp lại với nhau, không có 3 phần đầu, ngực, bụng.

Ngoài nhện ra, con rết có mọc rất nhiều chân, con bọ cạp trên đuôi có nọc độc, ấu trùng nhỏ sống dưới nước, tuy hình dáng gần giống với côn trùng nhưng đều không thuộc loài côn trùng, chỉ là có quan hệ họ hàng tương đối gần với côn trùng mà thôi.

Vì sao loại dây cáp bện từ sợi tổng hợp lại bền ngang với dây cáp bằng thép?

Nếu ai đó đặt ra câu hỏi dây chão bện từ vật liệu sợi nào thì bền nhất? Người ta sẽ không do dự và trả lời: dây nilong. Nilong là loại sợi tổng hợp...

Tại sao ếch trâu có thể nuốt được rắn?

Khi những cơn gió đông đã trở nên ấm áp, mùa xuân tràn ngập mặt đất, thế giới tự nhiên được bao phủ bởi một màu xanh, nếu bạn đi dạo chơi ở những vùng ngoại ô thì sẽ thường xuyên được nghe những tiếng "ộp ộp" vọng ra từ những cánh đồng

Tại sao đại đa số cá có lưng đen, bụng trắng?

Nếu như phải miêu tả đặc trưng của loài cá, nhiều người sẽ không do dự mà rằng: cá sống ở trong nước, bơi giỏi, trên thân có vảy, vây…

Các giàn khoan chịu đựng sự va đậïp của sóng biển như thế nào?

Biển cả mênh mông tiềm ẩn vô số nguồn năng lượng dầu mỏ và kho báu về khoáng sản, khai thác biển đã trở thành một lĩnh vực rất quan trọng để phát...

Cách tính tiền lãi gửi tiết kiệm?

Ở nhiều nước có hình thức gửi tiết kiệm lấy gọn. Theo hình thức gửi tiền này, người gửi sẽ hàng tháng đến ngân hàng gửi một số tiền theo định mức.

Tại sao khủng long lại bị tuyệt chủng?

Trong lịch sử phát triển của sinh vật học, có rất nhiều loài động vật sau khi xuất hiện lại biến mất. Vì vậy chúng ta không cảm thấy kì lạ, bởi vì động vật tuyệt chủng trên thực tế là một giai đoạn tất yếu trong lịch sử tiến hoá của sinh vật.

Đảo san hô

San hô cũng là những người “thợ xây” đảo tích cực. Chúng tụ hợp lại với nhau, tiết ra chất đá vôi, tạo nên những “cây” san hô không ngừng sinh sôi nảy...

Vì sao có lúc ta nháy mắt liên tục?

Mí mắt ta có lúc vô cớ nháy liên hồi, khiến ta cảm thấy không thoải mái. Có người nói "nháy mắt trái là nháy tiền, nháy mắt phải là nháy họa".

Tại sao ngó đứt tơ vương?

Ngó sen đã bị đứt, nhưng chỗ đứt vẫn còn rất nhiều sợi tơ, không chỉ ngó, mà trong cọng sen cũng có nhiều sợi tơ này. Nếu bạn ngắt một cành sen sau đó...