Tại sao đoàn tàu trọng tải có sức chở đặc biệt lớn?

Trong mạng lưới giao thông đường sắt của Trung Quốc có một tuyến đường vận tải đặc biệt, đó là đường sắt điện khí hoá từ Đại Đồng của tỉnh Sơn Tây đến đảo Tần Hoàng của tỉnh Hà Bắc. Đó là tuyến vận chuyển trọng tải bằng đường sắt đầu tiên của Trung Quốc, đoàn tàu chạy qua tuyến đường này ùn ùn chuyển than của mỏ than Đại Đồng về cảng Tần Hoàng Đảo - một cảng tập trung và phân phối than quan trọng, rồi từ đó chuyển than lên tàu thuỷ đưa đi các cảng lớn của Trung Quốc và thế giới.

So sánh với các đoàn tàu thông thường, sức chở của đoàn tàu trọng tải lớn hơn nhiều, thường lớn hơn gấp 2-3 lần. Tại sao đoàn tàu trọng tải lớn "khoẻ" như vậy?

Nguyên do là, sức kéo của đoàn tàu tuỳ thuộc vào công suất của đầu máy lớn hay nhỏ và tính năng của nó tốt hay xấu. Đoàn tàu trọng tải thường dùng đầu máy có sức kéo khoẻ làm động lực, hoặc do hai đầu máy trở lên của tàu hoả thông thường để kéo. Sức chở lớn nhất của đoàn tàu trọng tải kéo bằng đầu máy công suất lớn thường là 5000 tấn trở lên, còn đầu máy thông thường chỉ kéo được 2000-3000 tấn. Khi đoàn tàu trọng tải được kéo bằng nhiều đầu máy, thì các đầu máy được sự điều khiển và điều độ thống nhất "cùng phát lực", do vậy sức kéo được tăng lên rất nhiều, sức chở đương nhiên cũng đặc biệt lớn.

Đặc điểm rõ nét của đoàn tàu trọng tải là nâng cao khả năng vận chuyển của đoàn tàu, điều này rất quan trọng ở những nơi có sự vận chuyển thường xuyên. Điều thú vị là, có những đoàn tàu trọng tải kéo bằng nhiều đầu máy thường là một tổ hợp tạm thời của nhiều đoàn tàu. Khi nhiều đoàn tàu chở hàng đều cần đi qua trên cùng một đoạn đường thường người ta nối chúng lại với nhau, đầu tàu này nối vào đuôi tàu kia, hợp thành một đoàn tàu trọng tải tạm thời. Các đầu máy của những đoàn tàu đó được chỉ huy thống nhất, duy trì nhịp nhàng tốc độ chung và hãm phanh chung, thực hiện thao tác đồng bộ. Sau khi cùng chạy qua một đoạn đường, đoàn tàu trọng tải lại phân tán thành từng đoàn tàu thường, lần lượt đi theo các tuyến đường với phương hướng khác nhau, để đến địa điểm của mình.

Tại sao ở vùng núi có nhiều loại thực vật hơn ở đồng bằng?

Các nhà thực vật học hay những người hái thuốc, thường thích đến những vùng núi, bởi lẽ, cây cỏ thực vật ở đây nhiều hơn hẳn dưới đồng bằng? Tại sao...

Tại sao phải dùng chuột?

Bao lâu nay bàn phím là thiết bị dẫn nhập tiêu chuẩn được dùng cho máy tính. Nhưng người ta thường cảm thấy bàn phím chẳng trực quan chút nào.

Tại sao bệnh dịch hạch lại trở thành đại hoạ của nhân loại?

Ngày 24 tháng 3 năm 1345, người ta phát hiện thấy trên bẩu trời một hiện tượng kỳ lạ: Thổ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh gặp nhau, chập làm một. Ở châu Âu...

Vì sao không nên tắm nắng nhiều?

Ở một số nước Âu, Mĩ, nhiều người đặc biệt thích phơi mình ở bãi biển để tắm nắng. Các cô gái còn phơi cho da biến thành màu nâu, cho đó là đẹp.

Vì sao việc uống thuốc, tiêm thuốc có thể giúp chữa được bệnh?

Mọi người trong cả cuộc đời khó tránh khỏi có lúc bị ốm; phải uống thuốc, phải tiêm thì bệnh mới khỏi. Vì sao uống thuốc và tiêm có thể chữa được...

Thực sự có thể mỗi năm sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ đều gặp nhau không?

Chạng vạng tối mùa hè, gẩn thẳng trên đỉnh đẩu của chúng ta một ngôi sao sáng rất gẩn, đó chính là sao Chức Nữ. Cách qua Ngân hà, ở hướng đông nam...

Điều gì làm thuỷ tinh trong suốt?

Chúng ta có thể nhìn qua hẩu hết các chất thể khí và thể lỏng như không khí, nước, rượu, xăng dẩu..

Làm thế nào để phân biệt được rắn cái và rắn đực?

Vào mùa sinh đẻ của rắn, rất nhiều người có thể nhìn thấy rắn cái đang mang thai vào giai đoạn cuối, điều này đương nhiên không phải là chuyện khó, bởi vì cái bụng to tướng của rắn cái đã nói rõ tất cả.

Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới?

Cấu tạo của tai người gồm: Tai ngoài, tai giữa, tai trong. Nếu cả hai tai đều nhận được tín hiệu, tình hình lại khác. Một trong những căn cứ để ta nhận ra hướng tiếng động là chênh lệch thời gian giữa hai tai...