Ai đã mở vòi nước cứu hoả?

Trong kho của nhà máy dệt nọ, người thủ kho sau khi mơ màng qua khói thuốc lá, đã ném đầu mẩu thuốc vào xó nhà, rồi ngủ say. Đám cháy bùng lên. Chính lúc nguy cấp, vòi cứu hỏa đột nhiên mở ra cho nước chảy, dập tắt ngọn lửa. Ai đã tốt bụng làm việc này? Người thủ kho nghĩ mãi không ra.

Lời giải ở đây chính là hợp kim chế tạo bộ phận khống chế khoá của vòi cứu hoả. Nó phải được làm từ một hợp kim dễ nóng chảy.

Trong số các kim loại, thuỷ ngân có điểm nóng chảy thấp nhất là -38,87 độ C, nhưng ở nhiệt độ thường thì thuỷ ngân ở thể lỏng, không dùng làm chất liệu dễ nóng chảy được. Ngoài thủy ngân còn có kim loại gali cũng có thể chảy ra ở 29,79 độ C, nhưng gali khá hiếm nên qúa đắt. Các kim loại khác đều có điểm nóng chảy cao nên không dùng làm chất dễ nóng chảy được.

Tuy nhiên, bismut có thể cùng chì, thiếc, antimon tạo thành các loại hợp kim có điểm nóng chảy thấp trên dưới 50 độ C. Nếu đem loại hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp, chế tạo một cơ cấu ở vòi nước cứu hoả, sẽ tạo ra một hệ thống tự động dập lửa. Khi hỏa hoạn xảy ra, nhiệt độ trong phòng tăng cao, bộ phận làm từ hợp kim dễ nóng chảy ở vòi nước sẽ chảy ra, khoá được mở, nước theo đó tràn ra ngoài dập tắt lửa.

Còn một loại hợp kim đặc biệt là hợp kim niken - titan. Cấu tạo tinh thể của loại hợp kim này dễ thay đổi khi tăng nhiệt độ, do vậy, người ta cũng có thể dùng nó làm bộ phận khống chế khoá mở trong các thiết bị dập lửa.

Hợp kim dễ chảy cũng rất quen thuộc với mọi người, đó là cầu dao điện. Trong cầu dao có hai sợi dây bảo hiểm làm bằng hợp kim dễ nóng chảy chế tạo từ bismut, chì, thiếc, cadmi. Trong điều kiện bình thường, dòng điện chạy qua cầu dao không sinh nhiệt cao lắm, dòng điện chạy qua dây dẫn không cao, không gây sự cố gì.

Nếu trong nhà dùng các thiết bị điện công suất lớn vượt quá công suất thiết kế của dây dẫn và trở nên quá tải. Bấy giờ nhiệt độ của dây dẫn, dây bảo hiểm tăng nhanh có thể gây hỏa hoạn. Nhưng do dây bảo hiểm có nhiệt độ nóng chảy thấp, khi nhiệt độ tăng cao, dây bảo hiểm bị chảy, dòng điện bị ngắt, nhiệt độ của dây dẫn sẽ không tiếp tục tăng lên nên không xảy ra hỏa hoạn.

Tại sao trong điện thoại có tiếng đài phát thanh?

Gọi điện thoại có khi gặp tình huống thế này, vừa nhấc ống nghe lên thì đã thấy vang lên tiếng đài phát thanh. Khi kiểm tra đường dây điện thoại thấy...

Ban ngày các ngôi sao "biến" đi đâu?

Nói đến sao người ta thường liên tưởng đến ban đêm tựa hồ sao chỉ ban đêm mới có. Vậy ban ngày các ngôi sao "biến" đi đâu?

Vì sao phải tiến hành "thí nghiệm thời tiết toàn cầu"?

Dự báo thiên tai như gió lốc, mưa bão, tuyết rơi, gió rồng cuốn (vòi rồng), mưa đá, hạn hán và lũ lụt để đề phòng là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất...

Tuổi thọ có liên quan với môi trường không?

Các nhà sinh vật học phát hiện, nói chung tuổi thọ của sinh vật gấp 8 - 10 lần thời gian giới tính thành thục, chín muồi. Nếu căn cứ theo thời gian...

Tại sao có một số cây lại phát sáng?

Mùa hè, trong rừng và trên những thảm cỏ ta thường thấy những con đom đóm bay lượn phát sáng, đó là hiện tượng phát sáng sinh vật mà mọi người đều...

Vì sao pháo hoa lại có nhiều màu?

Vào những đêm lễ hội, khi tai ta nghe tiếng nổ đùng đoàng thì trên trời cao xuất hiện các vầng sáng muôn hình muôn vẻ, màu sắc khác nhau. Các vầng...

Viêm ruột thừa có phải do hay ăn cơm cháy gây ra không?

Trước kia, người ta thường gọi viêm ruột thừa là viêm mãng tràng, cho rằng nó phát sinh là do ăn cơm cháy, hạt cơm rơi vào mãng tràng. Thực ra điều...

Trên thế giới thực sự có cây ăn thịt người không?

Trong giới tự nhiên, có động vật ăn thịt người. Vậy trên thế giới có cây ăn thịt người không? Các nhà khoa học trả lời: ít nhất là cho đến nay chưa có...

Tại sao âm nhạc lại có thể thúc đẩycây trồng phát triển?

Chúng ta hay nói “đàn gảy tai trâu” để ví một người không hiểu gì về âm nhạc. Nhưng trong chuồng bò, chuồng gà mà thường xuyên phát ra những bản nhạc...