Tại sao rễ thực vật thường đâm xuống còn thân thực vật lại mọc lên?

Hạt cây trồng được rải xuống đất, có hạt đứng thẳng, có hạt đổ nghiêng, có hạt nằm sấp, có hạt lại nằm ngửa, lại có hạt bị chổng ngược, chúng ở mọi tư thế khác nhau, thế nhưng tại sao rễ của thực vật bao giờ cũng đâm xuống, còn thân thực vật lại hướng lên trên?

Điều này vốn là do tác dụng sức hút của tâm Trái Đất. Thực vật sau khi bị kích thích theo một hướng của môi trường bên ngoài, sẽ sản sinh ra sự phản ứng theo một hướng, hiện tượng này gọi là “tính hướng”. Ví dụ, lá cây bị ánh sáng Mặt Trời hướng vào sẽ sinh trưởng theo hướng của ánh sáng Mặt Trời, khiến cho mặt lá cây vuông góc với ánh sáng Mặt Trời. Điều đó được gọi là “tính hướng ánh sáng”. Rễ và thân cây chịu sức hút của tâm Trái Đất sẽ sinh trưởng theo hướng xuống đất hoặc theo hướng ngược lại, gọi là “tính hướng đất”. Nếu ta đặt nằm ngang một cây và để yên bất động thì sau một số ngày, rễ cây sẽ phát triển cong xuống (tính hướng đất dương), còn thân cây sẽ cong hướng lên trên (tính hướng đất âm). Nếu cùng ở tư thế đó, nhưng thường xuyên xoay quanh trục dọc, khiến cho các bộ phận xung quanh đều chịu tác dụng của sức hút Trái Đất, loại bỏ sự kích thích theo một hướng của sức hút thì bạn sẽ thấy cả rễ và thân cây đều mọc theo hướng nằm ngang chứ không cong.

Vậy sức hút của tâm Trái Đất tại sao lại có thể gây ra sự phát triển trái ngược của rễ và thân cây như vậy? Cơ chế của vấn đề này rất phức tạp. Có một cách giải thích như sau: tính hướng đất của rễ và thân cây là kết quả do một phía sinh trưởng tương đối nhanh, một phía lại sinh trưởng tương đối chậm, cong về phía sinh trưởng tương đối chậm, sự sinh trưởng nhanh chậm khác nhau của hai phía có liên quan đến nồng độ khác nhau của chất sinh trưởng; mà sự khác nhau về nồng độ của chất đó lại do tác dụng một chiều của sức hút tâm Trái Đất gây nên.

Chất sinh trưởng là một loại hooc môn thực vật, nồng độ thấp sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng, nồng độ cao sẽ ức chế sự sinh trưởng. Sự phát triển của rễ và thân có phản ứng không giống nhau đối với nồng độ chất sinh trưởng, nồng độ chất sinh trưởng thấp sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng của rễ, và ức chế sự sinh trưởng của thân, ngược lại nồng độ chất sinh trưởng cao sẽ ức chế rễ sinh trưởng và thúc đẩy thân sinh trưởng mạnh.

Khi cây đặt nằm ngang, do tác động của sức hút Trái Đất, chất sinh trưởng sẽ ngấm xuống phía dưới, nồng độ chất sinh trưởng ở phía dưới phần thân cây sẽ cao, sinh trưởng nhanh hơn phía trên, khiến cho phần đầu của thân cây cong lên trên, phía dưới của rễ nồng độ chất sinh trưởng cao gây tác dụng ức chế sinh trưởng chậm hơn phía trên, nên đầu rễ sẽ cong xuống dưới. Đây chỉ là một sự giải thích thông thường, còn trên thực tế phức tạp hơn nhiều.

Tính hướng của thực vật (tính hướng đất, tính hướng ánh sáng, tính hướng nước...) là một trong những hiện tượng thích nghi trong quá trình tiến hóa của thực vật. Nó đem lại sự thuận lợi rất lớn cho sản xuất nông nghiệp.

Do thân và rễ có tính hướng đất, nên khi gieo hạt ta không cần quan tâm đến vị trí của hạt. Nếu không, con người sẽ phải còng lưng mà gieo từng hạt từng hạt sao cho vuông góc với đất, thật là phiền phức biết bao nhiêu!

Vì sao trong thành phố lại xuất hiện gió nhà cao tầng?

Khu vực Manshettơ ở New York, Mỹ nhà cao chọc trời, xe cộ nườm nượp, dòng người không dứt. Có hôm lúc tan tầm, một nhà nữ kinh tế học vừa ra khỏi nhà...

Đường cao tốc tự động có gì đặc biệt?

Giả sử bạn nhìn thấy một người lái xe ngồi trong ô tô mà không cần làm gì cả, ô tô vẫn cứ chạy đến nơi mà anh ta muốn, bạn sẽ khẳng định rằng đó là...

Trái đất có từ bao giờ?

Hệ Mặt trời được hình thành từ đám “tinh vân nguyên thuỷ” có dạng hình đĩa tròn xoay vòng với nhiệt độ cao tới 2.000 độ C trên vị trí của Trái đất.

Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn nhà nho là chuyện như thế nào?

Năm 213 trước Công nguyên, Tẩn Thuỷ Hoàng ban yếu trong cung điện của thành Hàm Dương cho các quận thẩn. Sau ba tuẩn rượu, viên quan phó xạ Chu Thanh...

Vì sao trước cơn mưa rào trời rất oi bức?

Buổi sáng, Mặt trời vừa mới mọc mà không khí đã rất nóng nực, quạt quay tít nhưng mồ hôi mồ kê bạn rất nhễ nhại. Trời không chỉ nóng bức mà còn ngột ngạt nữa: Đó chính là dấu hiệu bắt đẩu của một cơn mưa rào...

Vì sao có thể phá sương mù bằng phương pháp nhân tạo?

Sương mù là do những giọt nước hoặc tinh thể băng trôi nổi trong không khí mà thành. Khi có mù sẽ cản trở tầm nhìn, do đó những vật xa nhìn không rõ,...

1 + 1 = 1?

Ở toán học sơ cấp, chúng ta đã biết 1 + 1 = 2. Nhưng khi học đến hệ đếm cơ số 2 thì 1 + 1 = 10 mà không phải là 1 +1 = 2, bởi vì trong hệ đếm cơ số 2...

Vì sao khi lên cơn sốt, nên uống nhiêu nước ấm?

Đối với cơ thể, nước vô cùng quan trọng, gắn chặt với sự sống của con người. Người nào không uống nước 7 - 8 ngày liền sẽ tử vong.

Vì sao phải bảo vệ môi trường?

Ngày nay, việc bảo vệ môi trường đã trở thành nhận thức chung của mọi người. Nhưng vì sao lại phải bảo vệ môi trường? Bảo vệ môi trường như thế nào?...