Nói chung đa số nữ thấp hơn nam, đương nhiên cũng có nam giới thấp, nhưng đó là thiểu số.
Chiều cao của một người được quyết định bởi sự dài ngắn của khung xương, đặc biệt là độ dài ngắn của xương chi dưới. Không tin thì bạn thử làm xem: hai người cao thấp khác nhau cùng ngồi lên ghế băng, nửa thân trên chênh lệch không bao nhiêu, nhưng khi duỗi chân ra thì chênh nhau một đoạn lớn. Cho nên bình thường ta hay nói người cao là người "chân dài", người thấp là người "chân ngắn".
Điều đó là có lý. Chính vì chiều cao của mỗi một người chủ yếu biểu hiện ở chân dày hay ngắn, cho nên mấu chốt vấn đề nữ thấp nam cao là ở chỗ sự phát triển của chi dưới khác nhau.
Trẻ em sau khi sinh ra, xương chi dưới phát triển nên chiều cao đương nhiên sẽ tăng lên. Nhưng sự phát triển của cơ thể có một quy luật nhất định, không phải đều đặn hằng năm mà là tăng trưởng theo hình sóng. Năm thứ nhất, chiều cao trẻ em tăng lên rõ rệt, khoảng 23 - 25 cm. Năm thứ hai chỉ tăng 10 cm. Về sau, tốc độ lớn ngày càng chậm: năm thứ ba 8 cm, năm thứ tư, thứ năm mỗi năm chỉ tăng khoảng 4 - 6 cm. Nếu khi sơ sinh, chiều cao của em bé là 50 cm thì đến 5 tuổi sẽ tăng lên gấp đôi, tức là khoảng 1 m; đến 6 - 7 tuổi lại lớn nhanh hơn, mỗi năm khoảng 8 - 10 cm. Từ đó về sau, mãi đến trước tuổi dậy thì, tốc độ lớn bắt đầu giảm dần, mỗi năm chỉ lớn khoảng 3 - 4 cm.
Gọi là thời kỳ dậy thì vì đó là thời kỳ phát triển mạnh. Các đặc trưng về giới tính xuất hiện, nam và nữ bắt đầu khác nhau. Bé gái nói chung bắt đầu phát dục khoảng 11-12 tuổi, còn bé trai chậm hơn, sau 2 - 3 năm. Trong thời gian này, chiều cao sẽ tăng trưởng nhanh hơn, mỗi năm thêm 5-7 cm. Đến tuổi 17-18, sự tăng chiều cao chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng của cột sống. Sự tăng trưởng này chậm nhưng kéo dài, vì vậy tốc độ cao giảm dần. Sự phát dục và phát triển của nam tuy bắt đầu chậm, nhưng tốc độ lại vượt quá nữ giới và kết thúc chậm. Nói chung, nữ kết thúc tăng cao lúc 19-23 tuổi, còn nam giới lúc 23-26 tuổi. Cho nên nữ giới nói chung thấp hơn nam giới.