Vì sao độ sáng của một số hằng tinh lại biến đổi?

Năm 1956 một nhà thiên văn nghiệp dư khi quan sát các hằng tinh đã phát hiện ngôi sao cấp 3 trong chòm sao Cá kình độ sáng thay đổi dần, tối đến mức mắt thường không nhìn thấy được. Qua một năm sau ngôi sao này lại xuất hiện trở lại. Loại sao có độ sáng biến đổi này gọi là biến tinh sao biến quang.

Biến tinh có 3 loại lớn. Loại thứ nhất là thực biến tinh. Trên thực tế là loại song tinh quay quanh nhau. Khi ngôi sao tương đối mờ quay đến vị trí che lấp ngôi sao sáng thì ta sẽ thấy ngôi sao mờ đi; khi hai ngôi sao không che lấp nhau thì sẽ nhìn thấy sáng. Sự biến đổi độ sáng của loại sao này là do hai sao thay nhau gây nên, còn trạng thái vật lý của bản thân hằng tinh không có gì biến đổi. Loài biến tinh này cũng gọi là thực song tinh.

Loại thứ hai gọi là biến tinh mạch động. Độ sáng của nó biến đổi theo chu kỳ. Nói chung, biến tinh có chu kỳ biến đổi dài thì độ sáng biến đổi lớn hơn, các biến tinh có chu kỳ biến đổi ngắn thì độ sáng biến đổi ít hơn. Ví dụ biến tinh chòm sao Cá kình có chu kỳ hơn 300 ngày, độ sáng của nó lúc sáng nhất và lúc tối nhất chênh lệch nhau hơn 1000 lần. Biến tinh sao Zaofu cũng là một loại biến tinh mạch động. Các nhà thiên văn thường dùng nó để đo khoảng cách giữa các thiên thể.

Loại thứ ba gọi là biến tinh bất quy tắc. Sự biến đổi độ sáng của chúng hoàn toàn không có quy luật, hoặc là quy luật không xác định. Sao mới và sao siêu mới thuộc loại biến tinh này.

Ngày nay người ta đã biết được biến tinh là một tiêu chí thể hiện hằng tinh ở giai đoạn nhất định. Nói chung khi hằng tinh ở giai đoạn sao chính thì tương đối ổn định, khi hằng tinh diễn biến đến trước hoặc sau giai đoạn sao chính đều xuất hiện không ổn định. Độ sáng của chúng sẽ phát sinh biến đổi trở thành biến tinh.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật quan sát, ngày càng phát hiện được nhiều hằng tinh ở những mức độ biến đổi khác nhau. Mặt Trời là ngôi sao chính, nó tương đối ổn định. Nhưng trên Mặt Trời vẫn có những vết đen và vệt sáng luôn luôn hoạt động. Vì vậy biến tinh là phổ biến, chẳng qua trong phần lớn trường hợp ta rất khó dùng mắt thường để phát hiện độ sáng của chúng biển đổi mà thôi.

Số nguyên và số chẵn có nhiều như nhau không?

Số chẵn và số nguyên có nhiều như nhau không? Nhiều bạn chưa kịp suy nghĩ đã trả lời “không, không như nhau, bởi vì số chẵn là một bộ phận của số...

Về “không gian nhiều chiều” trong toán học như thế nào?

Trong cuộc sống hàng ngày, khi nói đến không gian là nói đến “không gian thực”, nói đến hình thức tồn tại khách quan của sự vật xác định bằng chiều...

Tại sao cây chè lại thích hợp trồng ở vùng có tính axit?

Vùng núi và vùng bán sơn địa của Trung Quốc đa số là vùng đất có tính axít, lá chè mà những nơi này sản xuất có chất lượng rất cao, ví dụ chè “Long...

Vì sao có mưa sao băng?

Ban đêm ta thường thấy những ngôi sao băng lướt qua trên bầu trời, sản sinh hiện tượng sao băng này đa số đều là những sao có độ lớn rất nhỏ. Sao băng...

Làm thế nào để việc kiểm tra bệnh định kì ít tốn kém nhất?

Ở một số nước có nền y học tiên tiến thường có việc kiểm tra định kì một số bệnh xã hội. Một phương pháp kiểm tra bệnh thông thường là phương pháp thử...

Bài toán “nhóm 6 người” là gì?

Trong cuộc thi Olympic toán quốc tế năm 1947 ở Hungari có một bài toán như sau: Chứng minh rằng trong một nhóm sáu người bất kì ít nhất có ba đã từng...

Vì sao không nên tập thể dục trong sương mù?

Mù là hiện tượng không khí kết ngưng thường gặp. Khi có mù, rất nhiều hạt nước nhỏ li ti trôi nổi trong lớp không khí gần mặt đất khiến cho không khí...

Chiếu X-quang có hại cho sức khỏe không?

Chiếu X-quang là một biện pháp được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị. Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ thường dùng X-quang để chiếu phần...

Các loại đèn chớp sáng cũ và mới có gì khác nhau?

Hơn nửa thế kỷ trước, các phóng viên, ký giả thường dùng các loại đèn chớp sáng (đèn flash), nghe một tiếng "tách" là phát ra tia chớp sáng loé mắt....