Sạt núi xảy ra như thế nào?

Vùng Long Lăng tỉnh Vân Nam Trung Quốc từng liên tục xảy ra hai lần động đất mạnh với cấp 7,5 và 7,6 độ Richte. Động đất khiến cho một vùng núi trong phạm vi hơn 100 km vuông phát sinh đất cát và đá sạt lở, phá hoại những cánh đồng lớn, lấp nhiều kênh nước, thậm chí phá hoại một nhà máy điện ở gần đó, nhân dân gọi đó là hiện tượng sạt núi.

Sạt núi là núi bị lở, thường phát sinh ở những sườn núi có độ dốc lớn. Đó là hiện tượng địa chất thường gặp. Đất đá ở đó dưới tác dụng của trọng lực mà sạt lở. Khi động đất, các ngọn núi bị chấn động sinh ra sự sạt lở ấy, khi không có động đất cũng có thể phát sinh.

Núi sạt lở là do đất đá trên sườn núi trước đây dưới tác dụng của địa chất như bị phong hoá mà đã bị tách ra, một khi không thể duy trì được nữa thì sẽ bị sạt lở. Nhưng sự sạt lở tự nhiên thường quy mô nhỏ, chỉ hạn chế ở những chỗ cá biệt.

Có lúc nham thạch trên vách núi chưa hoàn toàn bị nứt vỡ, trọng lượng chưa đến nỗi tách khỏi núi mẹ, nhưng do động đất gây ra chấn động nên tầng nham thạch đó bị phá vỡ, sạt lở từng mảng lớn. Động đất mạnh có lúc còn khiến cho những tảng đá trên các ngọn núi tuy không dốc lắm, cũng bị nảy lên mà lăn xuống. Cho nên sự sạt lở do động đất gây ra thường quy mô lớn, phạm vi rộng.

Lở núi cũng gây ra những tổn hại rất nghiêm trọng về người và tài sản cho nhân dân. Ở Chilê phát sinh một trận động đất cấp 8,5 đã gây lở núi trong phạm vi lớn. Đất đá sạt lở làm tắc cả dòng sông, nước hồ dâng lên, tràn ra nhấn chìm thành phố cách đó 65 km.

Tình trạng tương tự ở những vùng khác cũng đã từng phát sinh. Nhưng sạt lở núi có thể ngăn ngừa được. Chỉ cần chúng ta có kế hoạch xử lý trước những chỗ có thể sạt lở, hoặc xây tường chắn ở những chỗ thích hợp thì có thể giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Vì sao nhà du hành phải mặc trang phục vũ trụ?

Các nhà du hành đi ra ngoài vũ trụ đều phải mặc bộ trang phục vũ trụ, đó là điều cần thiết để thích ứng với môi trường vũ trụ. Môi trường vũ trụ rất...

Vì sao các nhà thiên văn phải chụp ảnh các ngôi sao?

Chụp ảnh là để lưu lại cho chúng ta những kỷ niệm tốt đẹp và lâu dài. Thế mà các nhà thiên văn lại chụp ảnh các ngôi sao trên trời để làm gì? Nguyên...

Thuốc súng được phát minh như thế nào?

Thuốc nổ đen là loại thuốc nổ được loài người sử dụng sớm nhất. Thuốc nổ đen được người Trung Quốc phát minh từ hơn 1000 năm trước.

Vì sao thành phố Tapan Tân Cương gió đặc biệt mạnh?

Thành phố Tapan Tân Cương nằm trên trục giao thông chủ yếu giữa hai miền Nam Bắc Tân Cương, cũng là cửa gió nổi tiếng. Trong một năm có đến 148 ngày...

Vì sao trong sa mạc có nấm đá?

Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn nham thạch cô độc nhô lên như cây nấm đá, có hòn cao đến 10 m. Ngắm cái “bụng” thon và cái “đầu”...

Vì sao gió thổi lúc mạnh lúc nhẹ?

Gió thổi thường có trận mạnh trận yếu, rất ít khi gió tiến lên phía trước cùng một tốc độ. Trong bản tin khí tượng, báo cáo sức gió to nhỏ thường cấp...

Con dế có kêu bằng miệng không?

Buối tối mùa thu, trong lùm cỏ, dưới góc tường thường sẽ phát ra tiếng "tuýt! tuýt!", đây là tiếng kêu của con dế - loài côn trùng mà các bạn nhỏ rất thích.

Vì sao đảo Trường Hưng lại được mệnh danh là đất quýt của Thượng Hải?

Quýt là một loại cây ăn quả sống ở vùng nhiệt đới châu Á, ưa khí hậu ấm và ẩm ướt. Khi nhiệt độ tăng lên 12.

Tại sao có một số kí sinh trùng có ích với loài người?

Nhắc đến kí sinh trùng, không khỏi làm cho người ta cảm thấy đáng ghét, bởi vì kí sinh trùng mà mọi người quen thuộc nhất chính là giun đũa, nó thích kí sinh trong đường tiêu hoá...