Sư tử và hổ, ai là kẻ mạnh hơn?

Nói đến sư tử, nhiều người gọi nó là "chúa sơn lâm". Còn nói đến hổ, không ít người đều nhắc đến "sự biến hoá khôn lường của hổ". Quả thật danh tiếng của hai loài này thật lớn. Do vậy nhiều người, đặc biệt là các em thiếu niên, nhi đồng xuất phát từ sự hiếu kì thường nhắc đến câu hỏi: "Sư tử và hổ, ai mạnh hơn?".

 

Trên thực tế, hổ sống ở Châu Á, sư tử sản sinh ở Châu Phi. Có thể nói hai loài hùng bá mỗi phương, không có cơ hội để đọ sức, để phân mạnh, yếu. Còn ở trong vườn bách thú càng không thể có chuyện dễ dàng đem nhốt chung những con sư tử đắt giá với hổ để xem chúng quyết đấu, xem cuối cùng ai là kẻ mạnh. Vì vậy, cho đến tận bây giờ có thể chưa có ai tận mắt chứng kiến cảnh hổ và sư tử quyết đấu.

Mặc dù vậy, các nhà động vật học đã tiến hành quan sát, phân tích tập quán sinh hoạt của sư tử và hổ để đưa ra những dự đoán:

Nếu như việc đọ sức diễn ra từng đôi: một hổ - một sư tử thì có khả năng hổ mạnh và hung hãn hơn sư tử. Bởi vì về khả năng mẫn cảm và sức chịu đựng kéo dài, hổ có thể vượt qua sư tử. Nếu một con hổ đực và một con sư tử đực giao đấu thì sư tử thường là thất bại.

Nhưng nhìn từ quan điểm sinh thái học mà nói, sư tử mạnh hơn hổ. Bởi vì sư tử thích sống theo bầy và thường là một gia đình sư tử (sư tử bố, sư tử mẹ và mấy con sư tử con) hoặc mấy gia đình sư tử hợp lại thành bầy sư tử và cùng sinh sống. Còn hổ là kẻ săn mồi đơn độc, đi về đơn độc, không sống theo bầy đàn. Hợp lại thành bầy đàn là biểu tượng của sức mạnh, giả dụ hai bên xảy ra xung đột (đương nhiên trên thực tế không thể có) thì một đàn sư tử và một con hổ thì hổ chỉ còn cách bại trận trước đàn sư tử mà thôi.

Mặc dù bây giờ không còn nhìn thấy cảnh hổ và sư tử đấu nhau nhưng nghe nói từ thời cổ La Mã xa xưa người ta từng để cho sư tử và hổ biểu diễn những màn quyết đấu và mỗi lần như vậy hổ đều thắng sư tử.

Tại sao rừng có thể trị bệnh?

Phương pháp dùng rừng chữa bệnh gọi là liệu pháp rừng. Rừng trị bệnh không phải như tiêm hay uống thuốc mà nhờ “chất sống” do rừng phát ra cùng với...

Tại sao có một số thực vật lại có độc?

Thực vật khác loài, do kết quả hoạt động sinh lý của chúng không giống nhau, tạo thành vật chất có tính chất khác nhau tích luỹ trong thân của chúng...

Hang động được hình thành như thế nào?

Ai đã từng một lần đi thăm những hang động như ở Vịnh Hạ Long hay Phong Nha-Kẻ Bảng đều không thể quên được những cột đá, măng đá, nhũ đá muôn hình...

Tại sao nước biển mặn?

Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối...

Có phải cây thiên tuế nghìn năm mới ra hoa một lần không?

Thiên tuế nghìn năm ra hoa thường để ví với việc rất khó thực hiện hoặc khó gặp. Thời xa xưa có người thậm chí đã từng so sánh cây thiên tuế ra hoa...

Di tinh có hại cho sức khỏe không?

Nam giới đến tuổi dậy thì thường chiêm bao di tinh, tức là tinh dịch tiết ra. Đó là vì đến tuổi dậy thì, ngọc hoàn không ngừng sản xuất tinh trùng,...

Vì sao mắt không sợ lạnh?

Mùa đông, nếu đi ngoài đường, ta thường bị mũi đỏ bầm, tai đau, tay tê dại, nhưng con mắt tuy lộ ra ngoài lại không cảm thấy lạnh.

Chim sẻ ăn hạt, vì sao nuôi con bằng sâu?

Chim sẻ là loài chim thường gặp nhất, đâu đâu cũng có chúng, từ rìa làng, sân phơi đến ruộng lúa… Chỉ cần nhìn qua cái mỏ hình nón, thô ngắn và khỏe...

Hiện tượng "nhà có ma" là thế nào?

Trên thế giới có nhiều nơi đồn đại về câu chuyện “nhà có ma” (hay gọi là “nhà chết”, “nhà quỉ”). Tương truyền người đến ở trong ngôi nhà đó sẽ chết...