Tại sao linh ngưu được gọi là "sáu không giống"?

Ở Trung Quốc, có một loài động vật quý hiếm gọi là mi lộc (nai gạc), còn được gọi là "bốn không giống", nhưng loài động vật "sáu không giống" hình như lại chưa nghe thấy bao giờ.

Thực ra, tên Hán Việt của "sáu không giống" là linh ngưu, cũng là một loài động vật quý hiếm đặc biệt ở Trung Quốc.

Vậy thì, tại sao người ta lại phải đặt cho linh ngưu một biệt danh kì lạ như vậy nhỉ? Điều này phải quay ngược lại những năm 80 của thế kỉ XX. Lúc đó, các nhà động vật học của Tổ chức bảo vệ nguồn động vật hoang dã quốc tế - Hội động vật học New York - Mĩ đã hợp tác với các nhà động vật học Trung Quốc tiến hành công tác nghiên cứu và bảo vệ động vật hoang dã ở những vùng như Tây Tạng, Tứ Xuyên... Năm 1984, tiến sĩ Saclơ khi khảo sát gấu trúc ở vùng Mân Sơn phía bắc Tứ Xuyên, đã bất ngờ nhìn thấy linh ngưu - một loài động vật quý hiếm được bảo vệ bậc nhất ở Trung Quốc, vì hình dáng của loài động vật này rất kì quái, nên đã gây được sự hứng thú lớn cho tiến sĩ Saclơ.

Tiến sĩ Saclơ thật sự đã bị linh ngưu làm cho mê mẩn. Ông ngắm đi ngắm lại, cuối cùng ông gọi loài thú kì lạ này là "sáu không giống": lưng lớn gồ lên giống như gấu nâu, hai đùi sau nghiêng giống như chó, 4 chi ngắn to giống như trâu, mặt xệ xuống như hươu ngắn cổ (đà lộc), đuôi rộng mà dẹt giống sơn dương, 2 sừng dài giống giác mã (Connochaetes). Trên thực tế, ý nghĩa "sáu không giống" mà tiến sĩ nói là vì linh ngưu với 6 loài động vật nói trên đều có điểm nào đó giống nhau, nhưng lại khác với chúng.

Tại sao giữa cần gạt của xe điện bánh hơi và đường dây điện trên không có khi tóe ra tia lửa xanh?

Trong đời sống hằng ngày, nếu quan sát tỉ mỉ ngọn lửa, chúng ta có thể phát hiện các vật cháy khác nhau sẽ phát ra ngọn lửa có màu sắc khác nhau....

Tại sao có loài cây sống hơn 1.000 năm?

Cây bạch quả được ví như "hóa thạch sống" của Trái Đất. Đây là loài cây lâu đời nhất còn tồn tại trên hành tinh và gần như không thay đổi gì trong khoảng 200 triệu năm.

Bài toán 36 sĩ quan là gì?

Bài toán 36 sĩ quan bắt nguồn từ một truyền thuyết. Truyện kể rằng có lần một quốc vương nước Phổ tiến hành một cuộc duyệt binh lớn, truyền lệnh cho...

Ăn hoa quả cả vỏ có tốt không?

Nhiều người trước khi ăn hoa quả không rửa sạch, chỉ dùng tay chùi qua. Điều đó không tốt.

Vì sao gần trung tâm vùng khí áp cao nói chung thời tiết trong sáng?

Trên bản đồ thời tiết, những điểm có khí áp bằng nhau đều được nối liền thành một đường cong khép kín. Khí áp trong vùng đó đều cao hơn các vùng chung...

Tại sao các công trình sư có thể "nhìn thấy" ứng suất ở bên trong vật liệu?

Các ngoại lực mà kết cấu công trình phải chống chịu trong quá trình sử dụng, thường bao gồm trọng lượng bản thân kết cấu, phụ tải do hoạt động của con...

Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá?

Cá thường có mùi tanh. Khi chiên cá nếu thêm một ít rượu thì mùi tanh của cá sẽ biến mất.

Vì sao bốn mùa trong năm không dài như nhau?

Mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số ngày một năm chia cho 4, mà được căn theo thời tiết phục vụ nhà nông. Vì thế, nó chẳng liên quan gì đến phép chia đều.

Tại sao quần áo để trong tủ lại sinh ra sâu?

Cuối xuân đầu hạ khí hậu mỗi ngày một tăng cao thì quần áo cũng phải thay đổi theo mùa, áo len và đồ len dạ phải chui vào tủ "nghỉ ngơi" rồi, mãi đến cuối thu đầu đông thì chúng mới được đem ra dùng lại.