Tại sao khi ăn dứa tốt nhất trước tiên phải nhúng qua nước muối?

Dứa là loại thực vật thân thảo sinh trưởng nhiều năm, lá hình kiếm, rậm dày, mép có gai nhọn, là một loại quả nổi tiếng vùng nhiệt đới. Chúng vốn có gốc ở Braxin của Châu Mỹ, sau dần dần được chuyển đến Trung và Nam Mỹ. Trung Quốc, từ thế kỷ XVII bắt đầu trồng dứa.

Quả dứa chín, thịt quả nhiều có màu vàng, nhiều nước, chứa nhiều chất dinh dưỡng, có một vị thơm ngọt đặc biệt. Nhiều người khi ăn quả thơm ngon này lại thích cắt ra từng miếng nhỏ rồi nhúng qua nước muối mới ăn, tại sao vậy?

Thịt quả của quả dứa ngoài chứa phong phú thành phần đường và vitamin C ra, còn có không ít các axit hữu cơ khác như axit malic, axit xitric. Trong thịt quả dứa chín, hàm lượng axit hữu cơ tương đối ít, hàm lượng đường tương đối nhiều, quả tươi ăn thơm ngon hợp khẩu vị. Nhưng trong quả dứa chưa chín, hàm lượng axit hữu cơ tương đối nhiều, hàm lượng đường ít, vị chua. Sau khi bạn ăn quả dứa mà chưa nhúng qua nước muối thì trong mồm và khoé miệng sẽ có cảm giác tê rát, đó là do trong thịt quả dứa có chứa một loại “men dứa”, men này có thể phân giải protein, có tác dụng kích thích đối với các biểu bì mỏng của niêm mạc trong họng và môi chúng ta, vì vậy khi ăn dứa trước tiên nên nhúng qua nước muối, có thể ức chế men dứa kích thích đối với niêm mạc trong mồm và môi chúng ta, đồng thời cũng cảm thấy dứa ngọt hơn.

Men dứa là một loại anbuminoit, có tác dụng phân giải protein, vì vậy sau khi ăn dứa có tác dụng tăng sự thèm ăn. Nhưng men dứa quá nhiều đối với cơ thể con người sẽ sản sinh tạo ra tác dụng phụ, gây ra bệnh viêm dạ dày. Vì vậy khi ăn dứa nên chú ý phương pháp và lượng thích hợp, như vậy mới có thể thực sự thưởng thức vị ngọt của dứa. Dứa cũng là một nguyên liệu tốt cho sản xuất thức ăn, đóng hộp. Vỏ, lõi quả của nó còn có thể dùng sản xuất nước dứa, rượu dứa, dấm dứa và luyện chế axit xitric, abuminôit dứa.

Vì sao ban ngày không nhìn thấy sao?

Trong vũ trụ, tuyệt đại đa số các sao tự phát sáng và phát nhiệt, quanh năm lấp lánh. Nhưng chỉ vào xẩm tối chúng ta mới trông rõ chúng, đó là vì ban...

Tại sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Những con tàu bình thường chỉ có thể lướt trên mặt biển. Nhưng tàu ngẩm vừa có thể đi trên mặt nước lại vừa có thể lặn sâu xuống biển đi ngẩm dưới nước. Ảo thuật gì ở đây vậy?

Voi biển và voi (rừng) có phải là họ hàng với nhau không?

Voi là động vật mà mọi người đều rất quen thuộc, trong khu rừng nhiệt đới rậm rạp, hay là trong vườn bách thú đều có thể nhìn thấy bóng dáng của...

Vì sao quầng sáng màu thường hay xuất hiện trên bầu trời hai cực Nam, Bắc?

Khoảng 7 giờ tối ngày 2 tháng 3 năm 1957 ở miền sông Mạc và thành Hôma hoặc tỉnh Hắc Long Giang vùng biên giới Đông Bắc Trung Quốc xuất hiện quầng...

Vì sao một ngôi sao chổi lại có mấy đuôi?

Năm 1986 khi sao chổi Halley nổi tiếng quay lại, đuôi của nó đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người. Rất nhiều người đã nhìn thấy nó có cái đuôi trên...

Tại sao nói thông tin liên quan mật thiết tới sự sống còn của loài người?

Từ khi xuất hiện xã hội loài người thì thông tin đã có tác dụng vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Ví dụ thời viễn cổ, khi gặp thú dữ...

“Thế nào là sự nhảy vào “hố đen” của các con số?

Chúng ta hãy làm một cuộc du lịch thú vị vào thế giới những con số. Mời các bạn tuỳ ý viết một con số có ba chữ số (phải có các chữ số không hoàn toàn...

Thế nào là vật liệu siêu dẫn?

Vật liệu siêu dẫn là loại vật liệu có tính chất đặc biệt: Chúng có điện trở bằng không. Vào năm 1911, một nhà vật lý Hà Lan là Maoneis tìm thấy ở...

Phải chăng trên trái đất từng có chim phượng hoàng?

Phượng hoàng, đây là một đề tài mà các hoạ sĩ luôn thích vẽ...